Mâm cỗ cúng Tất niên cuối năm, tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới.

Rate this post

Cuối năm mọi nhà, mọi gia đình đều chuẩn bị bữa cơm cúng tất niên để tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới. Lễ cúng tất niên là một phần không thể thiếu trong văn hóa Tết cổ truyền của người Việt Nam ta.

Ý nghĩa của phong tục Lễ cúng Tất niên

Cúng tất niên là một trong những phong tục rất lâu đời của người Việt Nam. Mâm lễ tất niên thường được chuẩn bị rất tươm tất, đầy đủ để dâng lên gia tiên.

Phong tục cúng tất niên từ lâu đã trở thành một nét đẹp truyền thống, mang đạo lý sâu sắc của dân tộc Việt Nam về việc giáo dục, nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn. Nhờ đó, tất cả mọi người trong nhà được dịp sum vầy, quây quần bên nhau, nhìn lại một năm đã qua và chúc nhau những điều tốt lành trong năm mới.

Bên cạnh đó, dân gian quan niệm rằng, cúng Tất niên chính là cách để mời ông bà tổ tiên, thần linh về nhà ăn Tết cùng con cháu.

Trong Lễ cúng Tất niên cần chuẩn bị những gì?

Mâm cỗ cúng tất niên chính là mâm cơm cuối cùng của một năm. Thông thường lễ tất niên hay được tiến hành vào chiều 30 Tết. Với ý nghĩa mong muốn no ấm, hạnh phúc, ước cầu một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt, mâm cỗ cúng tất niên của nhiều gia đình cũng vì thế càng phải đầy đủ hơn.

Thông thường, một mâm cúng tất niên bao gồm:

  • Mâm ngũ quả
  • Hoa thờ cúng
  • Giấy tiền vàng mã, Đèn nến
  • Trầu cau, Trà, Rượu
  • Bánh chưng, Gà luộc
  • Xôi – chè
  • Mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn).

Trong đó: Mâm ngũ quả, hương hoa thường được đặt trên bàn thờ và sẽ thờ suốt Tết. Mâm cỗ mặn được đặt ở bàn thờ phụ, hoặc một chiếc bàn nhỏ chữ nhật thấp hơn đặt trước bàn thờ chính.

Mâm cúng tất niên Miền Bắc:

Trước đây, mâm cỗ tất niên của miền Bắc nói riêng và mâm cỗ tất niên của người Việt nói chung luôn luôn đảm bảo đủ 6 bát (măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc) và 8 đĩa (thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho).

Nhưng theo thời gian, nhiều món ăn truyền thống dần mất đi mà thay vào đó là những món ăn đặc sản thời hiện đại hoặc các món khoái khẩu của các thành viên trong gia đình như các món bò, lẩu, nướng, thịt quay…

Gợi ý những món trong mâm cúng Tất niên miền Bắc: Canh móng giò hầm măng lưỡi lợn, Canh bóng nấu thập cẩm, miến nấu lòng gà, Canh mọc; xôi; bánh chưng; thịt đông; thịt gà luộc; giò lụa; giò xào, nộm chua dưa hành muối.

Mâm cúng tất niên Miền Trung:

Mâm cúng Tất niên ở miền Trung thường ít cầu kì hơn, thường gồm những món sau: bánh chưng, bánh tét; đĩa dưa món, giò lụa Huế, gà bóp rau răm, thịt đông, chả Huế, thịt heo luộc, giá chua, canh măng khô, miến Huế, cá chiên, ram

Mâm cúng tất niên Miền Nam:

Gợi ý những món trong mâm cúng Tất niên miền Nam: bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng tươi với chân giò hoặc xương heo; canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho hột vịt; thịt heo luộc, gỏi tôm thịt, chả giờ chiên, giò lụa – giò bò, dưa giá, củ kiệu….

Hy vọng với bài viết trên đã giúp quý vị chuẩn bị tươm tất cho những ngày Tết sắp tới.

Xem thêm: Văn khấn cúng trong Lễ Tất niên

Hướng dẫn cách nấu chân giò hầm măng tươi, ngon tuyệt vời cho ngày Tết

Cách làm món Thịt gà nấu đông lạ miệng cho ngày Tết thêm đậm đà

HƯỚNG DẪN CÁCH CHỌN MUA HOA QUẢ, TRÁI CÂY TƯƠI NGON CHO NGÀY TẾT KỶ HỢI 2019

Scroll to Top