Làm thế nào để bé không đái dầm? Mách mẹ mẹo trị đái dầm hiệu quả

Rate this post

Bố mẹ đang thắc mắc làm thế nào để bé không đái dầm? Hiện tượng đái dầm thường xảy ra ở những bé từ 1 – 5 tuổi. Nếu hiện tượng này cứ diễn ra dai dẳng thì nó không chỉ gây bất tiện cho gia đình mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Trên thực tế có khá nhiều cách làm để bố mẹ cùng con giải quyết chứng đái dầm. Bố mẹ hãy tham khảo ngay các mẹo hay giúp bé vượt qua tình trạng đái dầm dưới đây cùng Bobby nhé!

1. Thiết lập đồng hồ sinh học cho bé

Trẻ con đái dầm đa phần bởi cơ thể bé chưa tự ý thức được việc phải thức dậy khi bàng quang đầy nước. Vậy nên bố mẹ có thể áp dụng việc đặt đồng hồ sinh học tạo cho bé phản xạ ngay khi có dấu hiệu bài tiết nước tiểu.

Cách thực hiện: Khi phát hiện đồ lót của bé bị ướt do tè dầm, bố mẹ hãy đặt báo thức kêu nhằm đánh thức bé dậy. Theo thời gian, chuông báo sẽ luyện cho cơ thể con cơ chế tự cảm nhận khi bàng quang đầy. Từ đó con sẽ học được thói quen thức dậy khi muốn đi vệ sinh lúc nửa đêm.

Lưu ý:

  • Nghiên cứu cho thấy khi được áp dụng việc đặt báo thức đúng cách, hơn một nửa số trẻ đã giảm tình trạng đái dầm. Tuy nhiên phương pháp này lại không hề đơn giản. Chính vì vậy, bố mẹ cần hỗ trợ tích cực giúp bé tỉnh dậy sau tiếng báo thức và tự đi vào nhà vệ sinh.

  • Đặc biệt, ngay cả khi bé lỡ đái dầm, bố mẹ vẫn nên dành sự tán thưởng nếu như bé có thể tỉnh sau tiếng báo thức hoặc những việc khác mà con có thể làm chủ được.

Thiết lập đồng hồ sinh học giúp bé tự chủ việc bài tiết

2. Không để bé uống nhiều nước trước khi ngủ

Cơ quan trên cơ thể cũng cần được nghỉ ngơi, do đó không nên cho bé uống nhiều nước hay ăn những thức ăn dạng lỏng trước khi đi ngủ. Nạp quá nhiều nước vào cơ thể sẽ gây ra gánh nặng lớn cho dạ dày và lá lách của trẻ. Đồng thời khiến thận bài tiết nhiều nước hơn. Mà khi bé đang ngủ say sẽ không thể nào kiểm soát được việc đi tiểu gây ra tình trạng đái dầm.

Cho bé tập uống nhiều nước vào buổi sáng và đầu giờ chiều. Hãy nhắc nhở nhẹ nhàng và đừng cho bé uống nhiều nước, đồ uống khác 2 tiếng trước khi đi ngủ. Đặc biệt, nên tránh để bé sử dụng các loại đồ uống như trà, cà phê,…

Bố mẹ không nên cho bé uống nhiều nước trước khi ngủ

3. Tập cho bé thói quen đi tiểu trước khi ngủ

Nếu bé của mẹ đã đủ lớn, mẹ nên luyện cho bé thói quen đi vệ sinh trước khi ngủ. Để thực hiện, vào một khoảng thời gian cụ thể mỗi tối mẹ hãy cho bé ngồi bô. Ban đầu mẹ có thể làm mẫu cho bé bằng việc ngồi trên một chiếc bô khác và tạo ra các tiếng “xì xì” để bé bắt chước theo. Sau một vài tuần mẹ có thể ngưng xì, chỉ đưa bé đến ngồi bô và cho bé tự đi tiểu.

Với trường hợp bé của mẹ còn quá nhỏ, chưa thể tập đi bô, mẹ nên cho bé đóng bỉm qua đêm. Lưu ý rằng mỗi chiếc bỉm chỉ có thời gian thấm hút nhất định, vì vậy mẹ sẽ cần thay đúng lúc để chất lỏng không tràn ra ngoài. Tham khảo thêm bài viết Đóng bỉm cho trẻ bao lâu thì thay để nắm rõ thời gian thay bỉm cho con mẹ nhé!

4. Trị đái dầm cho bé bằng thuốc

Trong một vài trường hợp, bé có thể được hỗ trợ tạm thời hiện tượng tè dầm bằng cách dùng thuốc. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm sản xuất nước tiểu vào ban đêm hoặc làm tăng khả năng chứa nước tiểu của bàng quang.

Bác sĩ có thể kê một số thuốc kháng cholinergic nhằm làm tăng thể tích bàng quang. Hoặc sử dụng thuốc imipramine, desmopressin để điều trị bệnh đái dầm cho bé.

Lưu ý: 

  • Bố mẹ nên nhớ là việc sử dụng thuốc luôn phải đảm bảo an toàn và tuân theo chỉ dẫn bác sĩ.

  • Một hạn chế lớn của các loại thuốc này là bé có nguy cơ phụ thuộc và tái phát lại nếu không sử dụng thuốc.

Có thể sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để giảm tình trạng đi tiểu không tự chủ của bé

5. Một vài cách trị đái dầm khác

Bố mẹ có thể áp dụng các mẹo dưới đây với những cách chữa trên để giúp bé nhanh chóng cải thiện tình trạng đái dầm:

  • Mẹ có thể kết hợp bài thuốc dân gian vào bữa ăn như cho trẻ dùng giấm táo để giảm kích ứng ruột, hạn chế đái dầm. Kết hợp óc chó và nho khô để làm giảm hiệu suất đi tiểu, uống mật ong để giúp giữ nước và chất lỏng,…

  • Tránh không cho bé ăn đồ ăn nhẹ mặn và đồ ngọt nhiều đường vào buổi tối. Bởi những đồ ăn này sẽ khiến bé khát nước hơn so với bình thường.

Trong thời gian thực hiện các phương pháp trên, nếu bé vẫn thường xuyên đái dầm, mẹ có thể cho bé tiếp tục mặc bỉm ban đêm. Điều này không những không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé mà còn giúp con có giấc ngủ đêm trọn vẹn hơn. Mẹ có thể tham khảo chọn mua một số loại bỉm size lớn tại đây!

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bố mẹ biết làm thế nào để bé không đái dầm. Dù không phải là một bệnh lý nghiêm trọng nhưng đái dầm sẽ gây ảnh hưởng một phần đến tâm lý của bé. Vậy nên hãy là người đồng hành kiên trì và tốt nhất giúp bé cải thiện tình trạng này bố mẹ nhé.

Scroll to Top