Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường rât quan trọng, nó sẽ hỗ trợ người bệnh có một bữa ăn kiêng với đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho người bệnh. Hảy cùng tìm hiểu thêm nhiều thông tin về chế độ dinh dưỡng qua bài viết dưới đây nhé.
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường là gì ?
Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng tăng đường huyết mạn tính do rối loạn bài tiết Insulin, hoặc do giảm tác dụng chuyển hóa của Insulin hay do sự phối hợp của cả hai yếu tố trên. Bệnh ĐTĐ nếu không kiểm soát được đường máu tốt, sẽ sớm gây ra nhiều biến chứng ở nhiều cơ quan như tim, mắt, não, thận,…
>>>Xem thêm :Một số lưu ý khi nuôi chuột Hamster và điều bạn cần biết về dinh dưỡng trong cách nuôi chuột Hamster
Có mấy loại tiểu đường ?
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường Týp 1:
ĐTĐ phụ thuộc insulin có liên quan tới sự thiếu hụt insulin, thường là kết quả của sự phá hủy tự miễn các tế bào Beta của tụy; chiếm khoảng 10% trong tổng số người ĐTĐ; thường gặp ở người trẻ và có thể trạng gầy.
Týp 2:
ĐTĐ không phụ thuộc insulin chiếm 90% tổng số người ĐTĐ nguyên phát, thường gặp ở người béo. Tuy nhiên, người gầy cũng gặp khoảng 15 – 20%. ĐTĐ typ II liên quan nhiều đến chế độ dinh dưỡng và lối sống.
Týp khác:
- ĐTĐ thai kỳ: Rối loạn dung nạp glucose trong thời kỳ mang thai.
- Do dùng thuốc corticoid, lợi tiểu thải kali, thuốc chẹn bêta.
- Do nội tiết: Bệnh Cushing, hội chứng Cushing, u thượng thận, nhiễm độc hormon tuyến giáp.
- Bệnh ở tụy: Sỏi tụy, viêm tụy, phẫu thuật tụy
Khi nào một người gọi là bị tiểu đường ?
Một người được chẩn đoán ĐTĐ khi :
- Đường máu lúc đói ≥ 7.0 mmol/l
- Hoặc đường máu sau ăn 1-2h ≥ 11.1 mmol/l,
- Hoặc đường máu đo tại thời điểm bất kỳ trong ngày ≥ 11.1 mmol/l.
Bệnh tiểu đường có phòng ngừa được không ?
Thực tế bệnh ĐTĐ typ II có giai đoạn gọi là tiền ĐTĐ khi đường máu lúc đói đo được từ 5.6 – 6.9 mmol/l và/hoặc đường máu sau ăn 1-2h đo được từ 7.8 – 11.0 mmol/l. Ở giai đoạn này, đường máu có thể điều chỉnh về mức bình thường bằng các chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập phù hợp.
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường?
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường bạn có thể lo lắng rằng bị tiểu đường có nghĩa là nói không có thực phẩm bạn thích. Tin tốt là bạn vẫn có thể ăn các loại thực phẩm yêu thích của mình, nhưng bạn có thể cần ăn các phần nhỏ hơn hoặc thưởng thức chúng ít thường xuyên hơn. Nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ giúp tạo ra một kế hoạch bữa ăn cho bệnh tiểu đường cho bạn đáp ứng nhu cầu và sở thích của bạn.
Cách để ăn với bệnh tiểu đường là ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh từ tất cả các nhóm, với số lượng theo kế hoạch bữa ăn của bạn.
>>>Xem thêm :Hướng dẫn cách nấu cháo lươn giàu dinh dưỡng cho bé yêu nhà bạn.
Các nhóm thực phẩm là:
– Rau:
+ Không tinh bột: Bao gồm bông cải xanh, cà rốt, rau xanh, ớt và cà chua.
+ Tinh bột: Bao gồm khoai tây, ngô và đậu xanh.
– Trái cây ăn quả: Cam, dưa, dâu, táo, chuối và nho.
– Ngũ cốc: Ít nhất một nửa số ngũ cốc của bạn trong ngày nên là ngũ cốc nguyên hạt.
+ Bao gồm lúa mì, gạo, yến mạch, bột ngô, lúa mạch …
+ Ví dụ: Bánh mì, mì ống, ngũ cốc và bánh ngô.
Những thực phẩm và đồ uống nào tôi nên hạn chế nếu tôi bị tiểu đường?
Thực phẩm và đồ uống hạn chế dùng, bao gồm:
– Thực phẩm chiên và các thực phẩm khác có nhiều chất béo bão hòa(acid béo no) và chất béo chuyển hóa.
– Thực phẩm giàu muối, còn được gọi là natriclorua.
– Đồ ngọt, như đồ nướng, bánh kẹo, và kem.
– Đồ uống có thêm đường , chẳng hạn như nước trái cây, nước ngọt hoặc nước tăng lực thường xuyên.
– Uống nước thay vì đồ uống ngọt, nên sử dụng chất thay thế đường trong cà phê hoặc trà của bạn.
Kế hoạch giảm cân
– Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì , hãy làm việc với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn để tạo ra một kế hoạch giảm cân.
– Để giảm cân, bạn cần ăn ít calo hơn với thực phẩm ít calo, chất béo và đường.
– Nếu bạn bị tiểu đường, thừa cân hoặc béo phì và đang có kế hoạch sinh con, bạn nên cố gắng giảm bất kỳ trọng lượng dư thừa trước khi bạn có thai. Nên trao đổi với bác sĩ về kế hoạch mang thai khi bị tiểu đường.
Bảy nguyên tắc dinh dưỡng vàng cho bệnh nhân tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường đủ hàm lượng đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với tỷ lệ hợp lý.
2. Đủ nhu cần năng lượng
3. Hạn chế được các rối loạn chuyển hóa.
4. Không làm tăng đường máu sau bữa ăn và hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
5. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý và các hoạt động thể lực hàng ngày.
6. Phù hợp với tập quán ăn uống của địa phương.
7. Đơn giản, tiện lợi và không quá đắt tiền.
Qua bài viết trên đã cho các bạn biết về hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn.
>>Xem thêm :Những món ăn chay có dinh dưỡng không? Nên ăn chay như thế nào là hợp lý?
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( bvquany7a, viendinhduong, … )