Tất tần tật về viêm da cơ địa theo khoa học hiện đại

Rate this post

Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nó có thể kéo dài cho đến khi trưởng thành. Theo Viện Da Liễu Quốc gia thống kê, có khoảng 20% người bị viêm da cơ địa khi thăm khám. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bệnh và điều trị sai cách. Từ đó gây nên những biến chứng nguy hiểm cho bản thân.

Viêm da cơ địa là bệnh gì?

Bệnh có tên tiếng Anh là Atopic Der, được gọi là bệnh eczema, chàm thể tạng hay sẩn ngứa Besnier. Đây là bệnh viêm da mãn tính, tái phát thường bị từ khi còn rất nhỏ. Nếu như không có cách điều trị phù hợp thì bệnh kéo dài tới khi trưởng thành.

Tình trạng viêm da còn có thể chuyển sang bị bội nhiễm. Lúc này sẽ rất nghiêm trọng và gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Bởi khuẩn bội nhiễm đã xâm nhập vào cơ thể.

Bệnh viêm da cơ địa là gì? Khám ở đâu thì tốt

Những ai thường bị viêm da cơ địa? Đó là:

  • Trẻ sơ sinh: Theo số liệu được thống kê thì trẻ sơ sinh bị viêm da ở 2 tháng đầu chiếm khoảng 60%. 
  • Người lớn: Đối với người trưởng thành, người lớn thì tình trạng viêm da ít hơn. Tuy nhiên, chiều hướng nghiêm trọng lại cao hơn.
  • Phụ nữ có thai: Đối với phụ nữ khi mang thai sẽ dễ bị các bệnh lý về da. Bởi tâm sinh lý cũng như nội tiết tố bị thay đổi.
  • Phụ nữ sau sinh: Sau khi sinh, phụ nữ thường bị suy giảm và mất nhiều sức. Một số trường hợp do kiêng tắm gội nhiều ngày đã tạo điều kiện cho viêm da xuất hiện.

Viêm da cơ địa có những triệu chứng gì?

Đây là bệnh lý ở ngoài da nên khi mắc phải chúng ta có thể nhìn thấy được. Vị trí của viêm da thường xuất hiện là má, trán, cằm hoặc tay chân, trên thân. Triệu chứng khi bị viêm da dạng cơ địa thường thấy là:

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh

  • Theo thống kê từ bệnh viện Da Liễu cho thấy, trường hợp bị viêm da ở trẻ sơ sinh (0 đến 1 tuổi) chiếm khoảng 60%. Giai đoạn 2 đến 3 tháng thường khởi phát và có những triệu chứng như:
  • Quanh miệng, thân, trán, bẹn hoặc cổ xuất hiện vết ban đỏ có hình móng ngựa.
  • Da xuất hiện những mụn nước nhỏ mọc thành đám hoặc lan khắp nơi. Khi bị vỡ có thể gây loét da, chảy dịch.
  • Da bị khô, đóng vảy tiết, kèm theo bệnh viêm tai giữa hoặc bị tiêu chảy.

Triệu chứng viêm da dạng cơ địa ở trẻ em

Khi trẻ trên 2 tháng tới 12 tuổi, bệnh viêm da cơ địa thường kèm tình trạng viêm kết mạc dị ứng và đục thủy tinh thể. Những triệu chứng thường thấy khi viêm da ở độ tuổi này là:

  • Da bị nứt nẻ, tổn thương và gây ngứa, muốn liên tục gãi.
  • Nổi đám ngứa các vùng tỳ đè như: đầu gối, mặt sau đầu gối, mu bàn tay, khuỷu tay…
  • Xuất hiện những mảng lichen hóa dạng đĩa trên da.

Viêm Da Cơ Địa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm da cơ địa ở người lớn

Ở độ tuổi trưởng thành, khi bị viêm da thường kèm theo bệnh hen suyễn hoặc sốt cỏ khô. Sự tổn thương của bệnh sẽ nặng hơn ở độ tuổi nhỏ, nó chuyển thành cấp tính và mãn tính. Những triệu chứng thường thấy là:

  • Những nốt ban đỏ bằng phẳng thánh đám, mọc không giới hạn.
  • Trên da xuất hiện những nốt mụn nhỏ li ti có nước (khác tổ đỉa mụn nước sâu và cứng).
  • Da có vảy tiết, phù nề sau khi mụn bị vỡ và chảy dịch.
  • Da nóng rát, sưng đau, ngứa ngáy.
  • Nếu gãi nhiều vùng da bị viêm sẽ xuất hiện bội nhiễm da. Nó sẽ làm cho da bị mụn mủ, loét, sưng và đau nhức.
  • Đặc biệt khi tình trạng viêm da cơ địa nặng ở giai đoạn mãn tính sẽ có triệu chứng: Da bị thâm, dày sừng, ranh giới rõ với da vùng lần cận, bị nứt nẻ.
  • Da có dấu hiệu bị lichen hóa (thâm, nứt nẻ, dày sừng, so với những vùng da lân cận có ranh giới rõ ràng).

Khi gặp những triệu chứng trên hoặc thấy da có biểu hiện ngứa, khô, nứt nẻ. Hoặc vùng bị viêm bị ngứa tăng lên và xuất hiện nhiều mẩn đỏ, bị sưng tấy, có mủ… Ngoài ra còn gây ra mùi hôi khó chịu thì hãy đến phòng khám da liễu ngay nhé.

Viêm da cơ địa có bị lây hay không? Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Hiện nay vẫn chưa có nguyên nhân chính xác gây nên bệnh viêm da dạng cơ địa. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh cao là:

  • Do di truyền: Có khoảng 60% người bị mắc bệnh viêm da là do di truyền từ cha hoặc mẹ. Điều này được có ghi chép trong tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của bệnh da liễu”.
  • Chức năng hệ thống miễn dịch bị rối loạn: Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, các tác nhân tiếp xúc cơ thể sẽ bị đánh giá nhầm. 
  • Do môi trường: Một trong những yếu tố gây nên viêm da cơ địa có thể là do không khí, môi trường bẩn, lông động vật, khói bụi…

Vậy viêm da dạng cơ địa có lây từ người này sang người khác không? Theo các chuyên gia, bác sĩ da liễu thì bệnh này không lây khi có người thân, bạn bè bị. Để điều trị dứt điểm cần thăm khám và tìm hiểu kỹ để tìm ra phương pháp hiệu quả nhất.

Viêm da cơ địa là bệnh lý khó trị và thường kéo dài nhưng vẫn có thể kiểm soát được. Khi có biểu hiện bệnh nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời. 

Scroll to Top