NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA NGHỊ ĐỊNH 22/2/2020NĐ-CP VỀ THUẾ MÔN BÀI

Rate this post

Việc mở rộng các đối tượng miễn thuế môn bài, bổ sung quy định về điều kiện, mức nộp thuế môn bài … là những điểm mới của Nghị định 22/2020/NĐ-CP. Các doanh nghiệp, tổ chức, các hộ kinh doanh… phải thận trọng để được hưởng quyền lợi và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, tránh những sai lầm đáng tiếc.

1. Ngừng sản xuất, kinh doanh: Không phải nộp

Theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 1 Nghị định 22/2020/ NĐ-CP, đối tượng đang hoạt động nộp thuế môn bài phải có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng sản xuất kinh doanh trong năm dương lịch theo hai điều kiện sau:

  • Có văn bản xin tạm ngừng hoạt động kinh doanh, sản xuất gửi đến cơ quan thuế trước ngày 30/1 hằng năm.

  • Chưa thực hiện nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Thì không cần phải nộp lệ phí cho năm tạm ngưng hoạt động đó.

Lưu ý: Nếu không đáp ứng được 2 điều kiện trên thì phải nộp thuế môn bài cho cả năm hoạt động đó.

2. Mở rộng đối tượng được miễn

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 1 của Nghị định 22/2020/NĐ-CP, từ ngày 25/02/2020 sẽ có thêm 3 trường hợp được miễn thuế môn bài cụ thể như sau:

  • Đối tượng là các tổ chức mới thành lập (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).Hộ gia đình, cá nhân và nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động kinh doanh, sản xuất. Các chi nhánh, văn phòng đại diện trên, địa điểm kinh doanh của các đối tượng trên. Thời gian được miễn là năm đầu thành lập; năm đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ 01/01 đến ngày 31/12)

  • Đối tượng là hộ kinh doanh chuyển đổi mô hình thành doanh nghiệp vừa và nhỏ (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ). Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ (được chuyển từ hộ kinh doanh). Thời gian được miễn là 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh lần đầu.

  • Các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và mầm non công lập là vô hạn.

Những điểm mới của nghị định 22/2020/NĐ-CP về thuế môn bài
Những điểm mới của nghị định 22/2020/NĐ-CP về thuế môn bài

3. Thay đổi các mốc thời gian nộp thuế môn bài

Thời hạn nộp thuế môn bài vẫn giữ nguyên, chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hàng năm, nhưng có một số bổ sung đối với các đối tượng được miễn lệ phí mới, đáng chú ý là:

  • Hộ kinh doanh  (bao gồm chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở thường trú) chuyển đổi thành doanh nghiệp nhỏ và vừa đã bước sang năm thứ tư hoạt động.Thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/07 năm kết thúc thời gian miễn (Nếu kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu năm). Ngày 30/01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn (Nếu kết thúc thời gian miễn (Nếu kết thúc thời gian miễn thuế môn bài trong thời gian 6 tháng cuối năm)

  • Hộ gia đình, cá nhân và  nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể, ra hoạt động kinh doanh, sản xuất trở lại. Có hạn nộp chậm nhất là ngày 30/07 năm ra hoạt động (Nếu ra hoạt động trong 6 tháng đầu năm). Ngày 30/01 năm liền kề năm ra hoạt động (Nếu ra hoạt động trong 6 tháng cuối năm)

Để tiết kiệm thời gian và không phải lo ngại về những nghị định mới làm ảnh hưởng đến vấn đề kinh doanh của bạn, hãy tham khảo các dịch vụ kế toán thuê ngoài để được hỗ trợ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất về các loại thủ tục, giấy tờ.

4. Thay đổi mức đóng thuế môn bài

Hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm, do đó, mức lệ phí môn bài chấm dứt sau 3 năm. Lúc đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp kinh doanh) chuyển đổi từ hoạt động kinh doanh chỉ phải nộp lệ phí bằng 1/2 theo mức quy định. Cụ thể, Điểm b Khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020 / NĐ CP quy định sau khi hết thời gian miễn phí nếu:

  • Kết thúc thời gian miễn lệ phí trong thời gian 6 tháng đầu năm với mức lệ phí môn bài phải nộp là cả năm.

  • Kết thúc thời gian miễn lệ phí trong thời gian 6 tháng cuối năm với mức lệ phí phải nộp là 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

5. Thay đổi thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài.

Doanh nghiệp phải khai thuế môn bài 1 lần khi mới thành lập hoặc ra hoạt động kinh doanh sản xuất:

  • Đối tượng nộp thuế môn bài mới  hoạt động, sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đi xa phải kê khai thuế môn bài; nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế quản lý  trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm  thành lập mới hoặc  hoạt động sản xuất kinh doanh.

  • Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế khoán: không cần khai thuế môn bài.

Các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nộp thuế theo phương pháp khoán không cần phải khai lệ phí môn bài theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ CP.

Do đó, cơ quan thuế sẽ dựa vào tờ khai thuế và cơ sở dữ liệu của ngành thuế để xác định thu nhập của doanh nghiệp làm cơ sở tính thuế môn bài phải nộp. Đây là một quy định đáng chú ý của Nghị định 22. Giúp các hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán bớt được thủ tục và tiết kiệm được thời gian.

Lưu ý: Các cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh còn lại phải khai lệ phí môn bài theo quy định. Nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí chúng tôi gợi ý cho bạn  hiện nay có rất nhiều công ty dịch vụ doanh nghiệp chuyên nghiệp có thể hỗ trợ bạn các vấn đề về doanh nghiệp bạn đang gặp phải.

Trên đây là những thông tin về 5 điểm mới về thuế môn bài mà chúng tôi đã tổng hợp được nhằm giúp các bạn nắm rõ hơn về những quy định mới về thuế môn bài theo Nghị định 22/02/2020.

Scroll to Top