【BỎ TÚI】Cách nuôi chó Poodle #Mới nhất #Nhanh #Đơn giản

Rate this post

Cách nuôi chó Poodle bạn nghĩ là phức tạp nhưng thực ra rất đơn giản nếu bạn tìm hiểu kỹ càng. Sau đây là những điều bạn cần biết khi nuôi chó Poodle để bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.

Poodle là thú nuôi phổ biến trong nhiều gia đình
Poodle là thú nuôi phổ biến trong nhiều gia đình

1. Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho Poodle

Tùy theo độ tuổi mà của Poodle của bạn sẽ có những sự thay đổi theo khẩu phần ăn, cụ thể như sau:

  • Poodle dưới 1 tháng tuổi: Nguồn cung cấp dinh dưỡng của Poodle con là từ sữa của chó mẹ. Trong thời điểm này thì bạn cũng có thể tập cho bé ăn thức ăn ngoài như bột ăn dặm hay hạt khô ngâm sữa…

  • Poodle từ 1 – 2 tháng tuổi: Cần cai sữa hoàn toàn cho Poodle và chỉ ăn thức ăn ngoài. Do còn nhỏ, chưa ý thức được việc tự ăn nên khối lượng thức ăn Poodle con hấp thụ mỗi bữa không nhiều. Do đó cần cho Poodle ăn khoảng 5 bữa/ngày gồm 3 bữa chính sáng – trưa tối và 2 bữa phụ trong ngày.

  • Poodle từ 2 – 5 tháng tuổi: Chỉ nên cho Poodle con ăn 3 bữa chính vào sáng – trưa – tối. Và bắt đầu rèn cho bé thói quen ăn uống tốt, đúng giờ, đúng bữa.

  • Poodle trên 5 tháng tuổi: Vẫn nên duy trì 3 bữa/ngày cho Poodle. Tuy nhiên nếu như bạn quá bận rộn thì có thể điều chỉnh cho Poodle con ăn 2 bữa/ngày vào sáng và tối.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cho thú cưng thì khối lượng thức ăn cơ bản mà Poodle cần mỗi ngày là:

  • Với thức khô: Khoảng 3% so với trọng lượng cơ thể của Poodle

  • Với thức ăn tươi: Khoảng 4,5% so với trọng lượng cơ thể của Poodle (Do lượng nước trong thức ăn tươi nhiều hơn so với thức ăn khô)

Với bữa ăn tươi tự nấu thì việc chia chính xác khối lượng từng thành phần dinh dưỡng là rất khó. Do đó theo kinh nghiệm của chúng tôi thì bạn nên chia theo tỷ lệ “70% Thịt + 30% Cơm, Rau củ quả”.

2. Những lưu ý về dinh dưỡng cho Poodle

Trong cách nuôi chó Poodle về chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của Poodle mà bạn sẽ cần điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho bé.

  • So với mùa đông, thì mùa hè Poodle ăn nhiều hơn bình thường.

  • Nên cho Poodle ăn đúng giờ, đúng bữa trong ngày, tránh việc để bé ăn quá no hoặc quá đói. Việc để Poodle ăn quá nhiều sẽ khiến bé tăng cân rất nhanh và gây ra các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, mỡ máu và giảm tuổi thọ…

  • Thực ăn tốt nhất cho Poodle đương nhiên vẫn là thực phẩm tươi đã qua chế biến, với đầy đủ dinh dưỡng và đặc biệt là không chất bảo quản, an toàn cho sức khỏe.

  • Nếu bạn không có thời gian chuẩn bị đồ ăn hàng ngày cho Poodle thì thức ăn sẵn như hạt hoặc đồ hộp chế biến cũng là một giải pháp không tồi. Tuy nhiên nên chọn những sản phẩm của các thương hiệu lớn, nổi tiếng để đảm bảo chất lượng như Royal Canin, Smartheart, Morando…

  • Bạn cũng cần bổ sung rau củ, hoa quả, sữa tươi, phô mai… để cung cấp đầy đủ vitamin, canxi và một số dưỡng chất cần thiết khác cho Poodle.

  • Nếu bạn thấy bé Poodle bị đau bụng, đi ngoài liên tục thì hãy kiểm tra lại bữa ăn của bé trong ngày có phải bị hỏng, thiu hay vấn đề nào không? Sau đó tốt nhất là đưa Poodle tới cơ sở thú ý gần nhất điểm tra, tránh chậm trễ, chữa lung tung mà không khỏi.

Tìm hiểu cách nuôi chó Poodle chi tiết từ A - Z
Tìm hiểu cách nuôi chó Poodle chi tiết từ A – Z

3. Các bệnh ngoài da thường gặp ở Poodle

  • Ve rận, Bọ chét: Chúng ẩn sâu dưới bộ lông của Poodle, bám vào da, hút máu của vật chủ và sinh sôi phát triển. Nếu không phát hiện sớm thì chúng hút hết máu, dinh dưỡng từ bé Poodle. Khi bạn thấy có nhiều ve rận thì cách tốt nhất là hãy cạo lông chó Poodle để xác định chính xác tình trạng da hiện tại và chữa trị kịp thời.

  • Nấm da: Phần lông của Poodle bị rụng theo các mảng tròn, thường thấy ở phần đầu, tai và chân. Đồng thời phần da bị nấm của Poodle cũng có thể bị sưng tấy, nổi mẩn đỏ. Lúc này cần nhanh chóng đưa bé tới tiệm thú y gần nhất để có cách xử lý phù hợp vì nấm da rất dễ lây.

  • Bệnh ghẻ Demodex: Ký sinh trùng Demodex thông thường đã có sẵn trên da của chó. Tuy nhiên chúng chỉ có khả năng xâm nhập khi hệ miễn dịch của Poodle bị suy yếu và khiến bé bị ghẻ lở. Bạn hãy đưa bé tới thú ý để xử lý kịp thời nhé.

  • Viêm da dị ứng: Có nhiều nguyên nhân như dị ứng môi trường, thức ăn… khiến Poodle bị nổi mẩn đỏ gây ngứa, gãi nhiều khiến da bị trầy xước, chảy máu.

4. Chăm sóc lông cho Poodle hàng ngày như thế nào?

  • Thường xuyên chải lông cho Poodle: Poodle là giống chó nổi tiếng với bộ lông xoăn đặc trưng. Tuy nhiên, nếu không chải lông Poodle thường xuyên thì lông dễ bị xoắn bện lại với nhau, gây ra tình trạng xơ rối.

  • Tắm cho Poodle khoảng 2 – 3 lần/tuần: Poodle thích vận động, chạy nhảy nên lông của chúng bị dính bẩn là điều dễ hiểu. Do đó cần định kỳ tắm cho Poodle để loại bỏ vi khuẩn, vết bẩn dính trên lông.

  • Cắt tỉa lông Poodle thường xuyên 1 tháng/lần: Poodle với bộ lông quá dày sẽ khiến lông dễ xoắn lại với nhau, khiến việc chăm sóc trở lên khó khăn. Ngoài ra lông dày cũng khiến bạn không thể theo dõi và phát hiện kịp thời các vấn đề về da nguy hiểm ở Poodle như chia sẻ ở phần trên.

Bạn có thể đưa Poodle ra các trung tâm chăm sóc thú cưng để họ cắt tỉa lông cho bé của bạn. Tuy nhiên để tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể cũng như thời gian chờ đợi thì bạn hãy tự học cách cắt tỉa cho Poodle trên Internet, Youtube, mạng xã hội…

Tìm hiểu ⇒ Cắt tỉa lông chó Poodle tại nhà cùng Kimi Pet – Spa thú cưng hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm

Hãy đánh răng cho Poodle thường xuyên
Hãy đánh răng cho Poodle thường xuyên

5. Cách giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho Poodle

Trong cách nuôi chó Poodle, ngoài việc để ý tới chế độ dinh dưỡng, chăm sóc lông và da thì bạn cũng phải chú ý vệ sinh cá nhân cho Poodle như sau:

  • Đánh răng: Cần đánh răng cho Poodle ít nhất 2 – 3 lần/tuần để loại bỏ phần thức ăn bị dính trên răng, tránh hôi miệng và các vấn đề về răng miệng.

  • Cắt mài móng: Bạn hãy chú ý khi móng của Poodle dài thì cần phải cắt bớt. Khi móng quá dài sẽ khiến bé lười vận động do móng sẽ đâm vào thịt, gây đau, thậm chí chảy máu.

  • Vệ sinh tai: Sau mỗi lần tắm cho Poodle thì bạn cần lau sạch phần nước còn đọng lại trong tai của bé.

  • Vắt tuyến hôi: Đây là khu vực sản xuất ra dịch hôi, khi chất dịch này quá nhiều sẽ gây ra mùi khó chịu mỗi khi Poodle đi nặng. Do đó cần phải thực hiện vắt tuyến hôi định kỳ 1 – 2 lần/tuần.

6. Chăm sóc, vui chơi cùng chó Poodle như thế nào?

Poodle là giống chó khá tăng động, thích chạy nhảy, vận động. Poodle cũng muốn được chủ nhân yêu thương, quan tâm nên bạn đừng ngần ngại, hãy vuốt ve, ôm ấp, trao lời yêu thương cho bé nhiều hơn.

Bạn nên dành khoảng 15 – 30 phút hàng ngày để dắt Poodle đi dạo hoặc vui chơi cùng bé. Lưu ý là nếu bạn đưa bé đi dạo bên ngoài thì hãy sử dụng xích hoặc balo thú cưng, tránh trường hợp Poodle đi lạc.

Khi bạn nuôi chó Poodle kỹ lưỡng thì bé sẽ rất ngoan và không nhất thiết phải nhốt bé trong chuồng 24/24. Hãy tạo cho Poodle môi trường sống thoải mái, vui vẻ để bé phát triển tốt nhất.

Việc huấn luyện sẽ gia tình cảm giữa Poodle và chủ nuôi
Việc huấn luyện sẽ gia tình cảm giữa Poodle và chủ nuôi

7. Huấn luyện chó Poodle ngay từ khi còn bé

Dù là giống chó với bản tính hiền lành nhưng nếu không được huấn luyện bài bản thì Poodle dễ mắc những thói quen xấu và khó dạy bảo. Do đó ngay từ khi còn nhỏ thì bạn hãy luyện cho Poodle những thói quen tốt như:

  • Huấn luyện Poodle đi vệ sinh đúng chỗ

  • Dạy Poodle thói quen ăn uống đúng bữa, đúng giờ

  • Huấn luyện Poodle nghe, hiểu và thực hiện các hiệu lệnh như “Ăn”, “Tập trung”, “Đứng lên”, “Ngồi xuống”, “Nằm xuống”…

Thời gian đầu huấn luyện thì bé Poodle có thể không hiểu ý, làm sai yêu cầu thì bạn đừng trách móc, phạt hay đánh bé. Hãy cổ vũ, động viên, vuốt ve để Poodle tiếp tục thực hiện các bài huấn luyện. Bạn cũng có thể thưởng cho Poodle đồ ăn khi bé làm đúng yêu cầu.

Vậy là chúng tôi đã tiết lộ cho bạn cách nuôi chó Poodle chi tiết từ A – Z mới nhất hiện nay. Hy vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn tự tin chăm sóc các bé Poodle tốt hơn, khỏe mạnh.

Scroll to Top