BỐ CỤC TRONG NHIẾP ẢNH: BÀI HƯỚNG DẪN TỐI THƯỢNG!!! – Phần 1

Rate this post

Bài viết này là tổng hợp gần như toàn bộ kiến thức của tớ về bố cục trong nhiếp ảnh, tớ mất 6 tháng để tổng hợp nó lại đấy. Tớ tin là, dù ai đi nữa, những người mới bắt đầu hay những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, đều có thể tìm thấy gì đó hữu dụng trong bài viết này. Với cả, một bài viết tổng hợp đầy đủ những kiến thức về bố cục trong nhiếp ảnh được trình bày hợp lý và dễ hiểu thì khá là cần thiết đấy chứ. Tớ đã cố gắng hết sức để giữ cho bài viết đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu và thêm nhiều tài liệu hay ho để tham khảo trong tương lai. Dù thế nhưng tớ đã giữ cho bài ngắn gọn hết mức bằng cách cố gắng không nhồi nhét một đống tài liệu vào mà chỉ những gì cần thiết nhất thôi. Nói ít hơn, thực tiễn nhiều hơn, nhiều ví dụ hơn, nhiều biểu đồ và hình ảnh ví dụ hơn!!

Note nhỏ: Hầu hầu thời gian tớ dành để chụp landscape, và vì thế, hầu như các ví dụ của tớ sẽ đều về phong cảnh. Dù nhiếp ảnh đường phố hay nhiếp ảnh chân dung đều có những đặc điểm khác biệt, nhưng chúng sẽ vẫn tuân theo một số quy tắc nhất định. Tớ tin là bài hướng dẫn này khá dễ để liên tưởng và ứng dụng cho dù cậu có theo mảng của nhiếp ảnh nào đi chăng nữa.

Trong series này sẽ có 9 phần, được chia là 3 bài viết, trong bài đầu tiên của series này, sẽ bao gồm 3 phần:

  1. Tại sao bố cục lại quan trọng
  2. Bố cục trong hội họa với bố cục trong nhiếp ảnh?
  3. Những concepts và nguyên tắc của bố cục
  4. Kỹ năng sắp xếp bố cục
  5. Xây dựng khối và mảng trong bố cục
  6. Cách để điều khiển và làm ảnh hưởng tới bố cục
  7. Cách cải thiện bố cục trong editing
  8. Phụ lục #1: Đối xứng động (Dynamic Symmetry) – thực tiễn hay chỉ là giả tưởng?
    – Phụ lục #2: Quyết định về bố cục – thực hiện trên Flowchart
    – Phụ lục #3: Bố cục đơn giản hóa – thực hiện trên Flowchart
  1. Những lời gửi gắm.

OK, sẵn sàng tiếp thu kiến thức nhân loại chưa nào các bạn? Bắt đầu thôi!

1. Tại sao bố cục lại quan trọng?

Thế bây giờ hỏi bạn một câu nhé. Đã bao giờ bạn thử chơi piano hay guitar chưa? Chuyện gì xảy ra khi bạn bấm loạn xạ các phím đàn hay gẩy bừa dây đàn? #khalachackeo nó chả tạo ra cái thứ gì gọi là âm nhạc hẳn hoi cả và nghe nó thật kinh khủng đúng không nào? Nhưng nếu bạn học và biết cách kết hợp những nốt nhạc từ từng phím đàn thành những hợp âm, những âm thoại và kết hợp nó với nhau thì bạn sẽ có một bản nhạc du dương và đầy ý nghĩa. Một ví dụ khác là một căn phòng bừa bộn chẳng hạn. Rất khó để tìm bất cứ cái gì vì mọi thứ cứ loạn xì ngầu cả lên. Trong khi đó thì một căn phòng gọn gàng sẽ mang lại cảm giác hài hòa và dễ dàng để định vị mọi thứ. Một ví dụ cuối cùng đó là về cơ thể người. Nghĩ mà xem, cơ thể của bạn đã được tiến hóa để hoạt động một cách tốt nhất cũng như mang vẻ đẹp nhất.

Bố cục theo tỷ lệ Fibonacci

Và điều đó cũng áp dụng tương tự cho mọi loại nghê thuật hữu hình, bao gồm cả nhiếp ảnh. Những yếu tố của hình ảnh và các layout được sắp xếp hợp lý sẽ tạo nên sự hài hòa, chuyển động hay sức ép – bất cứ thứ gì mà bạn muốn. Bố cục diễn tả được nhiều hơn cả ngàn câu chữ, kể nên một câu chuyện, thúc đẩy độc giả cầm tấm hình của bạn đi in, hoặc đơn giản chỉ là không rời mắt khỏi bức ảnh. Và để phá vỡ những luật lệ, thì bạn phải học luật trước 🙂 đúng không nào? Tớ thì thích gọi nó là “những sự gợi ý” hơn là những quy tắc, cơ mà thế thì nghe ngu ngốc và gây bối rối vãi chưởng nên là.. Không có bất kì quy tắc nào sẽ khiến những tấm hình trở nên đẹp hơn những quy tắc dựa vào những lý do từ tâm lý học. Khiến cho bạn có những tấm hình đúng như mong đợi.

2. Bố cục trong hội họa với bố cục trong nhiếp ảnh?

Cả hội họa và nhiếp ảnh đều là nghê thuật hữu hình. Chúng có rất nhiều điểm tương đồng, nhưng lại có một sự khác biệt to bự. Với hội họa thì một họa sĩ cần nhiều tuần hay thậm chí là nhiều tháng để có thể tạo ra MỘT tuyệt phẩm, có một bố cục tổng thể tuyệt vời được sắp xếp lại và hiệu chỉnh kỹ lưỡng qua nhiều bước, từng cái cây, từng con sóng. Còn những nhiếp ảnh gia như chúng ta thì không có nhiều cơ hội để có được tất cả mọi thứ một cách hoàn hảo như vậy, Đối với một số mảng của nhiếp ảnh như chân dung, macro hay thiên nhiên thì chúng ta đều có thể từ từ xây dựng bố cục cũng được. Nhưng với nhiếp ảnh phong cảnh thì.. Mẹ Thiên nhiên cho chúng ta cái gì thì chúng ta nhận cái đấy, và phải quyết định thật nhanh trước khi ông mặt trời xuống Tạ Hiện, nhầm, xuống núi!! Và mọi thứ còn tệ hơn đối với nhiếp ảnh đường phố và nhiếp ảnh thể thao, đôi khi nhiếp ảnh gia chỉ có một khoảnh khắc để quyết định thôi.


Tớ đã chỉ ra vài yếu tố bố cục: một vài đường chéo thể hiện sự thay đổi về độ feather của hình ảnh, một vài đường cong thể hiện sự thay đổi về sắc độ màu từ đen đến trắng,.. và chắc chắn là còn rất nhiều điều để nói về bức hội họa này. Thông tin hình ảnh: Attribution: By Ilya Repin – The Yorck Project (2002) 10.000 Meisterwerke der Malerei (DVD-ROM), distributed by DIRECTMEDIA Publishing GmbH. ISBN: 3936122202., Public Domain.

Như bạn có thể thấy thì, như một quy tắc chung, một nhiếp ảnh gia sẽ có rất ít thời gian so với một người họa sĩ về việc tác phẩm của mình sẽ trông như thế nào. Đó cũng là lý do bạn nên luôn chụp ở chế độ burst để đề phòng tấm hình đầu có vấn đề gì thì bạn vẫn còn 1,2 bức khác dự phòng

3. Những nguyên tắc và concepts của bố cục

Trước khi đi sâu vào kỹ thuật thì bạn cần nắm rõ bố cục trong nhiếp ảnh là cái gì, có ăn được không, măm măm măm, làm sao để tạo ra nó, nó ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức hình ảnh và có những khả năng gì.

3.1. Kích thước khung hình

Đương nhiên chúng ta phải bắt đầu với kích thước khung hình rồi vì nó là thứ đầu tiên ảnh hưởng đến toàn bộ cách chúng ta sẽ sắp xếp bố cục và sự nhận thức hình ảnh. Mà từ xưa đến nay thì frame luôn là hình chữ nhật, nó.. thế, trừ khi bạn muốn một lần chơi lớn xem client có trầm trồ rồi.. việc mất tật mang thì.. feel free. OK? Ở đây cái ta muốn bàn đến là tỉ lệ cơ. Tỉ lệ phổ biến nhất quả đất đó là 3:2, nó tới từ kích thước phim từ thời xưa xửa xừa xưa là 36 x 24 mm ấy. Lý do mà khung hình được đặt ngang cũng rất đơn giản, vì đấy là cách chúng ta nhìn mọi thứ thôi, trừ khi bạn nào có mắt trên mắt dưới mắt sau gáy mắt trong mồm thì.. well.. đừng ăn thịt tớ.. Và thực ra thì tớ không nghĩ là có lý do nào để cứ phải cố định chính xác tỉ lệ 3:2 cả và tỉ lệ 4:3 (ngắn hơn) nhìn có vẻ tự nhiên hơn. Cơ mà tỉ lệ 2:3 là tỉ lệ tuyệt vời để chụp chân dung vì đấy cũng là tỉ lệ của cơ thể người luôn, và .. đấy là lý do khả dĩ duy nhất tớ nghĩ ra được.


Frame có hình vuông chính là khung hình với aspect ratio khó để bố cục nhất. Bởi theo tự nhiên thì nhìn nó rất… chắc chắn và không có tính động. Nên bạn hãy chắc chắn rằng có lý do hoàn hảo để chọn kích thước 1:1 cho tấm hình của mình. Tối tượng nên cực kì chắc và đúng nghĩa là không-được-di-chuyển luôn đấy. Ví dụ như bạn muốn chụp patterns hoặc cái gì đó đối xứng chẳng hạn.

3.2. Để ảnh ngang hay dọc?

Một mẹo truyện miệng khá hữu dụng đó là để ảnh đẹp thì bạn hãy đặt ngang khi thấy đa số những đường thành phần trong bức hình có hướng ngang và ngược lại. Cơ mà đôi lúc bạn sẽ muốn làm ngược lại để tăng độ tension cho hình ảnh, .. bao gồm cả những vật thể có hướng dọc. Trong trường hợp này thì đừng quên để thừa ra một khoảng không gian trống nhé.

3.3. Lấp đầy khung hình

Nguyên tắc lấp đầy này rất rất dễ hiểu và cũng dễ thực hiện luôn. bạn có một khung hình, và bạn sẽ muốn bất cứ thứ gì ở bên trong khung hình đó đều kết hợp với nhau để kể lên một câu chuyện, cho tấm hình của bạn, đơn giản vậy thôi, ô sờ kê? Hãy thử sắp xếp mọi thứ sao cho không khiến một phần bức ảnh quá rối mắt mà phần còn lại thì quá trống trải. Quy tắc này cũng áp dụng cho kích thước của những vật thể trong bức ảnh. Hãy thử xử lý cả một khu vực chứ đừng phân mảnh. Nghĩ đơn giản thế này này, nếu bạn cắt đi một phần của một tấm hình và tự nhân ra “LOL nó còn nhìn đẹp và hài hòa hơn này goắt đờ níc gờ sít” thì bạn đã chưa lấp đầy được khung hình.

Một lưu ý quan trọng

– đừng đưa bất kì cái gì – i meant ANYTHING – quá sáng hay quá tối hay quá tương phản về phía rìa của bức ảnh vì nó sẽ kéo sự tập trung thị giác ra phía rìa bức ảnh luôn và bạn sẽ không muốn điều đấy xảy ra đâu. Nó cũng áp dụng tương tự với mấy thứ có hình dáng kì quoặc luôn. Và những thứ như thế càng gần rìa thì nó càng kéo sự tập trung thị giác khi mắt chúng ta scan hình ảnh.

Một ý tưởng tồi nữa đó là đặt những vật thể có chiều/đường dọc gần góc dọc của hình ảnh (rìa trái + phải) và những vật thể có chiều/đường ngang gần góc ngang của hình ảnh (rìa trên + dưới). Nó sẽ làm tăng trọng lượng thị giác và gây mất tập trung vào chủ thể chính.

Kể chuyện qua hình ảnh?

Kể nên một câu chuyện là mục đích chính của một bức ảnh. Bạn thấy cái gì đó, và bạn muốn kể một câu chuyện về chủ thể đó hoặc câu chuyện đằng sau nó qua tấm hình. Nếu tấm hình của bạn nó chả nói lên cái đếch gì hết thì.. đấy chỉ là giơ máy lên chụp, chứ không phải nhiếp ảnh. Ví dụ nhé, bạn bắt đầu đọc một cuốn sách từ đầu để nắm được nội dung chuyện gì đang xảy ra. Và có những quy tắc nhất định trong hành văn ví dụ như về cấu trúc, hay sự tường thuật tuyến tính hoặc không tuyến tính, plot của câu chuyện, etc… Áp dụng tương tự như vậy đối với nhiếp ảnh. bạn sẽ cần một chủ thể, một bối cảnh, và một layout. Tất cả những điều đó kết hợp cùng những thứ khác sẽ tạo nên được câu chuyện thông qua hình ảnh. Nên là hãy coi nhiếp ảnh cũng như việc đang kể một câu chuyện vậy.

bạn hãy thử phân tích tấm ảnh phía dưới và note lại xem những đường crop ảnh hưởng như thế nào đến câu chuyện được truyền tải qua tấm hình. Thử tìm ra plot cho câu truyện trong từng trường hợp xem.


Có những thứ gì để nắm bắt ở đây? Điều gì tạo nên bối cảnh của hình ảnh? Từ bối cảnh sẽ kể ra câu chuyện.

Tớ sẽ có thêm một vài ví dụ nữa ở những phần tiếp theo.

Còn nữa…

Nguồn: Long Giang | RDVNG

Hiền Hiền Tổng hợp

Xem thêm:

Để có cho mình 1 bức ảnh chân dung, ảnh thẻ trông tươi tắn và xinh đẹp nhất, bạn cần chuẩn bị những gì?
Hướng dẫn cách để chọn chiếc máy ảnh DSLR đầu tiên phù hợp dành cho người mới!
12 Mẹo giúp newbie chụp ảnh phong cảnh tuyệt đẹp như nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Scroll to Top