Những kinh nghiệm bổ ích dành cho người mới bắt đầu nuôi chó

Rate this post

Bên cạnh việc trông giữ nhà, cún cưng thường được nhiều gia đình chọn nuôi trong nhà bởi sự thân thiện và dễ thương của chúng. Nếu bạn đang có ý định nuôi hay đã đang chăm sóc 1 chú chó. Bất kể là chó Tây hay chó Ta thì trước khi quyết định nuôi chó trong nhà, bạn nên nắm rõ một số kinh nghiệm nuôi chó để có thể giúp cho chú chó của bạn khỏe mạnh hơn. Không phải cứ ra cửa hàng chọn một em nhanh nhẹn về nhà và cho ăn thật nhiều, tắm sạch sẽ là được. Bài viết này mình sẽ chia sẽ với các bakn một số kinh nghiệm nuôi chó cần thiết trước khi đón chúng về nhà mới.

Lựa chọn địa điểm mua chó tin cậy

– Khi đi mua chó cần lưu ý, chỉ nên mua chó con từ 2 đến 2,5 tháng tuổi trở nên, như vậy mới đảm bảo về thể lực tối thiểu khi ta chăm sóc. Ở độ tuổi ấy các bé có thể nói là đã hoàn thiện tương đối về sức đề kháng khi thích nghi với môi trường mới. Với những bạn sẵn sàng chi tiền triệu để sở hữu cho mình 1 chúc chó ngoại thì càng phải thận trọng hơn trong khâu lựa chọn chó con.

– Tốt nhất mua chó của chủ nuôi có chó mẹ ở nhà đẻ , hoặc trực tiếp nhập về có nguồn gốc, lý lịch giấy chứng nhận rõ ràng: đó là những bé nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, có “sổ sức khoẻ” đi kèm dán tem các loại vaccin phòng dịch, ngày tẩy giun sán

– Tiêu chí lựa chọn là những chú chó con nhanh nhẹn, mắt sáng, nghịch ngợm chút cũng tốt. Với những dòng chó to chó chiến thì khâu tuyển chọn cũng khắt khe hơn. Tùy theo loại chó sẽ có những tiêu chí đáng giá chọn lựa riêng.

– Lưu ý, Bạn không nên mua chó ở các shop không có nguồn gốc không rõ ràng, khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm rất cao. Chó con không đảm bảo mua về trong vòng 1 tuần là sẽ có biểu hiện lạ phát bệnh dẫn tới tử vong nhanh chóng. Bởi vậy, Cún khuyên bạn nên lựa chọn những shop nào có thế độ bảo hành tốt chút nhé. Đừng đặt vấn đề giá lên hàng đầu, đôi khi chúng ta ham rẻ chút nhưng hậu quả thì khôn lường đấy.

Kinh nghiệm nuôi chó khi mới đưa về nhà

Đầu tiên kiểm tra sức khỏe: Bạn nên đưa chúng tới bác sĩ thú y có kinh nghiệm khám sức khỏe tổng thể và trực tiếp tư vấn cách chăm sóc cho chúc chó của bạn. Có thể yêu cầu bác sĩ cấp sổ khám bệnh nếu chưa để tiện theo dõi

Chuẩn bị chỗ ở của chú chó: Chỗ ở của chó con cần hoáng mát, ấm, có đủ ánh sáng nhất là có thể tắm nắng buổi sáng từ 9-11h. Chỗ ở của chó con phải có chỗ ngủ, vệ sinh cố định. Cất dọn những thứ chó con có thể gặm nhai, nuốt: đồ nhựa,sắt thủy tinh… đặc biệt tránh xa dây điện và các đồ dùng điện, bếp lửa ga, vật dụng cháy nổ, hóa chất và cây cỏ độc. Tránh để chó con ở vị trí cao: cửa sổ, ban công, cầu thang dễ rơi ngã.

Nếu nhà bạn đã có con vật khác: chó, mèo… Cẩn thận cho tiếp xúc, làm quen từ từ kẻo “ma cũ bắt nạt ma mới”, làm chó của bạn hoảng sợ hoặc bị tấn công, tai nạn và các stress tâm lý khác.

Không nên cho cún nằm điều hoà và nằm trước quạt vì như vậy cún rất dễ có khả năng bị nhiễm lạnh…

Kinh nghiệm nuôi chó trong việc ăn uống

– Thực phẩm cho chó con:  Dinh dưỡng đầy đủ cho cún sẽ kích thích sự nhận thức hiểu biết và nhanh tiếp thu với ngôn ngữ cử chỉ của chủ nuôi. Thức ăn cho cún ngoại dường như có phần khác và phực tạp hơn chó Ta. Bởi vậy bạn cần chú ý hơn trong việc chăm sóc vật nuôi theo chế độ dinh dưỡng hợp lý nhé.

Thức ăn cho chó bao gồm:

+ Chó cảnh loại nhỏ, thức ăn thường bao gồm có: bột gạo, bột ngô, thịt băm nhỏ. Khẩu phần ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng : Protein, chât béo, tinh bột, khoáng chất và vitamine từ các thức ăn tự nhiên.

+ Chó to dòng chó săn loại như Begie, Rott,… có thể kết hợp ăn thêm lục phủ ngũ tạng của gia súc (trâu, bò, ngựa, hạn chế thịt lợn vì khó tiêu). Thức ăn đều phải nấu chín và loãng như cháo đừng cho ăn khô sẽ không tốt. Định lựơng bao nhiêu là tùy vào giống chó to hay nhỏ mà ước lượng vì không có cụ thể. Không nên lạm dụng quá với những sản phẩm là thức ăn tổng hợp.

Lưu ý: Cho chó ăn nhiều hoa quả mà không có tác dụng phụ( nếu chúng thích) sẽ giúp cho bộ lông chúng luôn mượt và óng.

Những thức ăn cấm kỵ đối với chó

+ Rất lưu ý không cho chó con ăn quá nhiều sữa, cá tanh, mỡ, ăn quá mặn. Đặc biệt không cho ăn phổi, gan bò lợn sống vì bẩn, gan có chứa nhiều độc chất dễ gây ung thư( đặc biệt đối với chó nhỏ như chó Pekingese, chihuahua,..). Vì chó con khả năng chống lại vius, bệnh tật lúc này còn yếu. Dạ dày chúng sẽ không thích nghi được với những thức ăn lạ.

+ Nhất quyết không được cho chó ăn các loại xúc xích, giò… bởi vì các loại thực phẩm này rất độc hại đối với chó. Chúng làm hỏng gan và có thể làm cho chó chết ngay trước khi trửơng thành;

+ Không được cho chó ăn các sản phẩm ngọt, nhất là các loại kẹo. Đồ ngọt làm mất đi sự ngon miệng và phá vỡ quá trình tiêu hóa. Ngoài ra chúng còn làm hỏng men răng và có ảnh hưởng xấu đến mắt (làm chảy nước mắt);

+ Không nên cho chó con ăn xương. Lý do đầu tiên là do dạ dày của chó con chưa sản sinh ra nhiều enzim có khả năng phân hủy xương như ở chó trưởng thành.

Kinh nghiệm nuôi chó trong việc chăm sóc sức khỏe

Đối với từng giai đoạn phát triển sẽ có những chế độ chắm sóc khác nhau. Nên bổ sung thêm bột dinh dưỡng cho chó để thu cưng luôn đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

– Bữa ăn được phân chia theo cấp độ tuổi của cún:

Từ 2 – 4 tháng: ngày cho ăn 4 bữa, mỗi bữa cách nhau 4 h. Kết hợp ăn đêm thêm 1 bữa

Từ 4 – 6 tháng: cho ăn 4 lần/ ngày,

Từ 6 – 10 tháng: cho ăn 3 lần/ ngày,

Từ 10 tháng trở lên: cho ăn 2 lần/ ngày như đối với chó lớn.

Thời gian ăn được chia đều trong ngày cho hợp lý . Các bữa ăn cần có một khoảng thời gian nhất định để cho chó tiêu hóa hết thức ăn (Không nhất thiết người ăn lúc nào thì cho chó ăn lúc đó , sẽ không hợp lý về thời gian).

– Sau bữa ăn nên cho chó chạy tự do và vệ sinh 5 , 10 phút và cũng để tiêu hóa thức ăn . Bữa chiều tối ăn nhiều hơn một chút và chủ chó dành thời gian thả chó nhiều hơn .

– Bữa ăn của chó thường kéo dài không quá 5 phút , nếu chó ăn hết sạch và còn hơi thòm thèm là đủ , sau khi ăn lập tức phải mang bát đi rửa ngay cho sạch sẽ .

– Có thể một tuần cho chó ăn một bữa ăn no hơn bình thường và ăn thêm một quả trứng gà nhưng phải nấu chín sau đó cho ăn tái dần cho đến khi có thể ăn sống không sao cả .

– Tập tính của loài chó là: Chó con rất thích gặm, mài răng, rất hay cắn nát giày dép, đệm mút sa-lông hay cả những vỏ túi nilong độc hại. Việc này không những gây hỏng đồ mà chó còn ăn nuốt gây độc và viêm tắc đường tiêu hóa.

– Sau 5 tháng có thể bổ sung hàng tuần một ít thị bò, ngựa sống nhưng phải thật tươi với cường độ từ ít đến nhiều sau này (đối với chó to, canh gác và làm nghiệp vụ ).

Một số lưu ý trong chăm sóc y tế cho chó

– Đối với chó dưới 6 tháng tuổi: nên dùng thuốc tẩy giun cho chó ngay sau khi được một tháng tuổi. Sau mỗi tháng tẩy lại một lần cho đến khi được 6 tháng tuổi.

– Đối với chó trên 6 tháng tuổi nên tẩy dung 3 – 4 tháng một lần

– Bạn cần thiết phải tiêm phòng bệnh cho chó của bạn. Nếu muốn nuôi chúng lâu dài bởi những bệnh tật sau đây là rất nguy hiểm cho tính mạng của chúng. Một số bệnh nguy hiểm như Carre ( Carre Distemper), Pavovirus (Cannine Pavovirus ), Viêm gan ( Adenovirus type 1), bệnh hô hấp ( Adenovirus type 2), Bệnh phó cúm (Parainfluenza), Leptospirs.

Thông thường những bệnh trên thường tiêm chuẩn vacxin. Riêng tiêm phòng dại cần phải tiêm nhắc lại mỗi năm. Hy vọng với kinh nghiệm nuôi chó trên đây sẽ giúp bạn chăm sóc cún con thật mạng khỏe nhé.

Scroll to Top