Nguồn gốc và Ý nghĩa của phong tục Lễ cúng Giao Thừa hàng năm – Mâm cơm cúng Giao thừa gồm những gì?

Rate this post
Mục lục

Nguồn gốc và Ý nghĩa của Lễ cúng Giao thừa

Văn hoá dân gian quan niệm con người sống trong Trời – Đất. Ở Thiên đình cũng có bộ máy cai quản là những vị quan thần, quan quân trông coi hạ giới. Mỗi năm, đến phút giao thừa, Thiên đình lại thay đổi, luân chuyển toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới. Vậy nên thường mỗi gia đình có một mâm cỗ cúng Trời, tiễn người cũ, đón người mới, với hy vọng một năm làm ăn yên ổn, mưa thuận gió hoà.

Các vị thần cai quản Hạ giới

Theo phong tục truyền thống, người Việt tin rằng mỗi năm có một vị quan Hành khiển cai trị hạ giới khác nhau. Giao thừa cũng là thời khắc chuyển giao công việc cai trị của các vị quan Hành khiển.

Có 12 vị Hành khiển và 12 vị Phán quan. Phán quan là vị thần giúp việc cho các vị Hành khiển. Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.

1. Năm Tý: Chu vương Hành khiển, Thiên ôn hành binh chi thần, Lý tào phán quan.
2. Năm Sửu: Triệu vương Hành khiển, Tam thập lục thương hành binh chi thần, Khúc tào phán quan.
3. Năm Dần: Ngụy vương Hành khiển, Mộc tinh hành binh chi thần, Tiêu tào phán quan.
4. Năm Mão: Trịnh vương Hành khiển, Thạch tinh hành binh chi thần, Liễu tào phán quan.
5. Năm Thìn: Sở vương Hành khiển, Hỏa tinh hành binh chi thần, Biểu tào phán quan.
6. Năm Tỵ: Ngô vương Hành khiển, Thiên hao hành binh chi thần, Hứa tào phán quan.
7. Năm Ngọ: Tần vương Hành khiển, Thiên mao hành binh chi thần, Ngọc tào phán quan.
8. Năm Mùi: Tống vương Hành khiển, Ngũ đạo hành binh chi thần, Lâm tào phán quan.
9. Năm Thân: Tề vương Hành khiển, Ngũ miếu hành binh chi thần, Tống tào phán quan.
10. Năm Dậu: Lỗ vương Hành khiển, Ngũ nhạc hành binh chi thần, Cự tào phán quan.
11. Năm Tuất: Việt vương Hành khiển, Thiên bá hành binh chi thần, Thành tào phán quan.
12. Năm Hợi: Lưu vương Hành khiển, Ngũ ôn hành binh chi thần, Nguyễn tào phán quan.

Những vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau. Hết một năm vị Hành khiển cũ cai quản hạ giới trong năm vừa qua sẽ bàn giao lại công việc cho vị Hành khiển mới. Vì vậy, lễ cúng Giao thừa có thể hiểu là một buổi tiệc để tống cựu nghinh tân, tiễn đưa những vị thần cũ và nghinh đón vị thần mới.

Lễ Cúng Giao thừa ngoài trời và Lễ cúng Giao thừa trong nhà

Lễ cúng giao thừa là một trong những lễ quan trọng nhất trong năm. Lễ cúng giao thừa gồm có 2 lễ đó là lễ cúng ngoài trời và lễ cúng trong nhà. Mỗi lễ cúng sẽ có mâm cỗ cúng giao thừa riêng.

Đối với lễ cúng giao thừa ngoài trời – cúng tiễn vi thần cựu vương hành khiển

Vi thần cựu vương hành khiển là vị thần chịu trách nhiệm cai quản dân và hạ giới. Lễ cúng giao thừa ngoài trời là để tiễn đưa vị thần năm cũ đi và đón vị thần năm mới về.

Quan niệm dân gian cho rằng, việc bàn giao tiếp nhận công việc của các vị thần diễn ra rất khẩn trương, các vị ấy chỉ có thể ăn vội vàng hoặc đi ngang qua chứng kiến tấm lòng của gia chủ. Vì vậy, mâm cỗ cúng quan Hành khiển thường đặt ngoài cửa chính.

Mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời là cỗ mặn. Thường gồm có gà trống tơ luộc (có những nơi dùng thủ lợn), bánh chưng, đèn hoặc nến, vàng mã, hoa tươi, trầu cau, rượu, trà và một chiếc mũ chuồn hàng mã.

Lưu ý là tất cả các đồ cúng trong mâm cúng giao thừa cần phải được chuẩn bị đầy đủ và bê ra trước giờ giao thừa.

Lễ cúng giao thừa trong nhà – Lễ cúng Thổ công

Lễ cúng giao thừa trong nhà còn gọi là lễ cúng Thổ Công. Đây là Lễ cúng vị thần cai quản trong nhà. Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà tương tự như lễ cúng giao thừa ngoài trời, tuy nhiên sẽ bỏ mũ chuồn. Thường thì ở một số gia đình sẽ có thêm cả các món chè như chè hoa cau, chè kho,… để cúng giao thừa.

Tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cỗ cúng giao thừa cũng có những sự khác biệt riêng. Nếu như miền Bắc mâm cỗ rất đầy đủ các món mặn, đặc biệt không thể thiếu gà luộc thì miền Nam thì mâm cỗ cúng có thể đơn giản hơn với mâm ngũ quả, hoa cúc vạn thọ, lư hương, hai cây nến, giấy tiền vàng và một quả dừa tươi đã chặt sẵn.

Xem thêm: Văn khấn trong lễ cúng Giao thừa năm 2019

Bài văn khấn trong lễ cúng đưa Ông Công – Ông Táo về chầu Trời

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang