Người Lớn Khi Mắc Dính Thắng Lưỡi? Và Những Điều Cần Phải Lưu Ý

Rate this post

Không phải dị tật dính thắng lưỡi chỉ xuất hiện duy nhất ở những trẻ em sơ sinh, người lớn cũng có thể mắc phải tình trạng này do kéo dài bệnh. Vậy trong trường hợp người lớn khi mắc dính thắng lưỡi, thường có biểu hiện như thế nào? Cách giải quyết và những lưu ý khi phẫu thuật ra sao? Cùng theo dõi tiếp bài viết để cập nhật thêm thông tin chi tiết nhé!

Người lớn bị dị tật dính thắng lưỡi có biểu hiện nào?

Đối với người lớn khi dính thắng lưỡi thường có những dấu hiệu thể hiện rõ ràng hơn so với trẻ sơ sinh. Bởi vì người lớn tự nhận thức được những khó khăn, hạn chế mà dị tật này đem đến trong chế độ sinh hoạt thường ngày của mình. Có thể điểm qua một vài biểu hiện đặc trưng như sau:

  • Khó khăn trong quá trình ăn uống, không thể cử động lưỡi linh hoạt do thắng lưỡi quá ngắn.

  • Xuất hiện xu hướng nói ngọng, nói líu lưỡi, phát âm không tròn chữ hay thường bị gọi với cái tên “ngắn lưỡi”. Việc này đem lại không ít khó khăn trong quá trình giao tiếp.

  • Nếu như kéo dài tình trạng lâu thêm, thắng lưỡi sẽ dần dày và bám chắc hơn vào mặt dưới lưỡi. Điều này sẽ gây cản trở trong việc xử lý dính thắng lưỡi dễ dàng.

Quy trình tiểu phẫu cắt dính thắng lưỡi ở người lớn

Sau khi hiểu rõ về những khó khăn do dính thắng lưỡi gây ra, chúng ta cần phải tìm biện pháp xử lý triệt để dị tật này. Phương pháp tìm đến sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa là cực kỳ đúng đắn, vừa không tốn nhiều thời gian vừa đảm bảo độ an toàn khi tiến hành tiểu phẫu.

Kiểm tra tổng quát

Trước khi thực hiện cắt bỏ dị tật, người bệnh cần tham gia khám tổng quát để nhận diện được chính xác mức độ của dính thắng lưỡi. Ở bước này, người khám cần phải xét nghiệm máu và được theo dõi tình hình bệnh chặt chẽ từ phòng khám. Với trường hợp bệnh nhân có triệu chứng máu khó đông, lập tức liên hệ với bác sĩ để tránh những rủi ro xảy đến khi đang tiểu phẫu cắt bỏ.

Tiến hành loại bỏ dị tật

Do dị tật dính thắng lưỡi kéo dài từ lúc nhỏ mà không được xử lý kịp thời, nên quá trình cắt bỏ cũng diễn ra phức tạp và khó khăn hơn. Người bệnh cần dùng tới thuốc gây mê trong quá trình thực hiện. Bác sĩ sẽ bắt đầu cắt thắng lưỡi nối sàn miệng và mặt dưới lưỡi. Song song với đó, bác sĩ cần thực hiện tạo hình vùng dưới lưỡi để đảm bảo về mặt thẩm mỹ cho vùng dưới lưỡi và giúp lưỡi có thể hồi phục nhanh chóng.

Chăm sóc đặc biệt

Công tác chăm sóc bệnh nhân sau cuộc phẫu thuật nhỏ cũng rất quan trọng. Người bệnh cần ở lại bệnh viện vài ngày để tiện cho bác sĩ và y tá theo dõi tình hình triệu chứng. Đảm bảo sẽ không có bất kì hậu quả nào nghiêm trọng có thể xảy ra và sau khi thăm khám vài lần, bệnh nhân có thể xuất viện và quay trở về nhà.

Bỏ túi ngay vài tips chăm sóc hậu cắt dính thắng lưỡi

Sau khi về nhà, người bệnh vẫn chưa thể hoạt động thoải mái như trước đây ngay được. Việc phẫu thuật cắt bỏ đã hoàn thành được một nửa, việc còn lại là người nhà sẽ chăm sóc cho người bệnh một cách cẩn thận, tỉ mỉ:

Di chứng có thể gặp hậu phẫu thuật

Trước tiên, bệnh nhân cần chú ý theo lời dặn dò của bác sĩ để tuyệt đối phòng tránh được những di chứng có thể gặp hậu phẫu thuật:

  • Nhiễm trùng: Người nhà cần chú ý lựa chọn thức ăn sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người bệnh vì lưỡi là nơi tiếp nhận mọi nguồn thức ăn được đưa vào. Việc thức ăn không sạch rất dễ gây ra chứng nhiễm trùng nặng.

  • Chảy máu nhiều: Việc người bệnh hoạt động quá mạnh như hát, cố cử động lưỡi nhanh,…dẫn đến mạch máu bị chảy ra quá nhiều. Trường hợp này cần đến bệnh viện gần nhất để được xử lý nhanh chóng.

  • Nhiễm khuẩn tuyến nước bọt: Khi cắt thắng lưỡi xong, sẽ có nguy cơ vùng lưỡi của bạn bị đau do tuyến nước bọt bị viêm nhiễm vi khuẩn. Vì vậy, bạn cần phải đến nhà khám nhanh chóng để ngăn chặn tình trạng này.

Những chú ý trong quá trình chăm sóc người bệnh

Bên cạnh đó cũng có một vài lưu ý nhỏ để giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn trong chế độ sinh hoạt hàng ngày:

  • Vệ sinh sạch vòm họng, đặc biệt xung quanh chỗ phẫu thuật đúng cách.

  • Lựa chọn chế độ ăn phù hợp, dễ nhai: đồ ăn nhạt, mềm, nguội,…và bổ sung thêm nhiều loại hoa quả có vitamin bổ sung dưỡng chất tốt.

  • Thăm khám lại phòng bệnh khi có yêu cầu từ bác sĩ.

  • Hạn chế vận động mạnh gây ảnh hưởng tới vùng miệng để tránh nguy cơ chảy máu nhiều.

Sức khỏe luôn là yếu tố quan trọng mà mỗi người cần phải giữ gìn. Và khi người lớn bị mắc dính thắng lưỡi thì cũng đừng quá lo lắng vì hiện nay đã có nhiều phương pháp để chữa trị kịp thời. Hy vọng rằng bài viết trên đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về dị tật dính thắng lưỡi.

Xem thêm: https://fitobimbi.vn/cham-soc-tre/tieu-hoa/tre-so-sinh-bi-tao-bon/

Scroll to Top