Một số bệnh ký sinh trùng có thể mắc phải khi nuôi thú cưng

Rate this post

Nếu như vài năm trước đây, từ “thú cưng” vẫn còn khá xa lạ, mới mẻ với nhiều bạn trẻ thì hiện nay việc sắm một thú cưng để nuôi trong nhà gần như đã trở thành một trào lưu.

Thú nuôi là bạn tốt của con người. Tuy nhiên, việc chăm sóc và chơi đùa cùng chúng có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Chó, mèo là hai vật nuôi phổ biến trong các gia đình và rất gần gũi với con người. Và cũng chính vì sự gần gũi ấy mà khả năng lây bệnh từ thú cưng sang con người vô cùng nhanh chóng và dễ dàng. Đặc biệt là khi nhà có trẻ nhỏ.

Dù có được tắm và vệ sinh thường xuyên thì những chú chó, mèo, gà, chim cảnh,… vẫn mang trên mình vô số vi khuẩn, kí sinh trùng,… nên rất dễ gây bệnh cho chủ nhân. Tuy nhiên, dưới đây là những điều bạn cần biết để phòng tránh khi nuôi thú cưng trong nhà.

1. Giun móc

Bạn có thể bị nhiễm giun móc từ chính thú nuôi bị nhiễm bệnh của mình. Dấu hiệu nhận biết bị nhiễm giun móc: trên da xuất hiện các phát ban đỏ, đậm màu ở trung tâm, gây ngứa, sốt, ho giống như bị hen. Ở giai đoạn đầu nhiễm giun móc có thể điều trị dứt điểm bằng thuốc.

2. Giun đũa

Giun đũa chó, mèo ký sinh trong cơ thể vật chủ chó, mèo. Khi đi vào cơ thể người, giun trưởng thành sống trong lòng ruột non. Ấu trùng tồn tại trong cơ thể người, khi trưởng thành sẽ chu du trong thời gian dài.

Chúng có thể ký sinh trong hệ bạch huyết, tim, não, dưới da, hay mắt… và nơi nào chúng ký sinh sẽ gây tổn thương ở đó. Rất nguy hiểm nếu ấu trùng giun xâm nhập theo hệ bạch huyết lên não, có thể tạo nên những khối u não…

Giun đũa chó, mèo có thể bị nhiễm ở mọi đối tượng, nhưng đáng lưu ý nhất là nhóm trẻ thường bò dưới đất, nguy cơ tiếp xúc nguồn nhiễm cao. Khi nhiễm giun đũa chó, mèo sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng như ngứa nổi mề đay, thiếu máu da xanh, với trẻ thì chậm lớn, gan to hoặc hình thành ổ áp xe gan…

3. Mắc bệnh Lyme

Bạn có thể mắc bệnh Lyme từ những con ve sống trên vật nuôi của mình. Đó là một chứng nhiễm trùng do vi khuẩn thuộc chi Borrelia gây ra. Nếu nhiễm Lyme, bạn có thể thấy phát ban trên da, sốt, hoặc đau cơ, khớp và ảnh hưởng đến trí nhớ trong một thời gian dài.

4. Nhiễm khuẩn Salmonella

Salmonella là một loại vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa, gây ra các bệnh như thương hàn, phó thương hàn, nhiễm trùng máu, ngộ độc thực phẩm.

Rất nhiều người nghĩ khuẩn này chỉ có trong các loại thịt nấu chưa chín kỹ. Thực tế, động vật có thể gây ra bệnh này. Khuẩn Salmonella có trong phân động vật. Khuẩn vẫn tồn tại khi ở môi trường bên ngoài và có thể bám trên lông của chúng.

Nếu không rửa tay sau khi chạm vào một con vật bị nhiễm bệnh, vi khuẩn có thể xâm nhập cơ thể bạn. Để giảm nguy cơ, bạn hãy rửa tay kỹ, nhất là sau khi tiếp xúc với phân động vật.

5. Nhiễm Toxoplasmosis

Toxoplasmosis là nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra triệu chứng giống cúm. Bệnh xảy ra khi bạn bị nhiễm toxoplasmosis – Toxoplasma gondii, loài ký sinh trùng phổ biến ở vật nuôi, đặc biệt là mèo.

Bệnh có thể gây ra các triệu chứng giống cúm nhẹ, nhưng có thể có các biến chứng nguy hiểm hơn nếu phụ nữ bị nhiễm bệnh trong khi mang thai.

7. Bệnh dại

Khi nói về bệnh truyền nhiễm từ vật nuôi, bạn không thể bỏ bệnh dại. Virus này lây nhiễm vào hệ thống thần kinh trung ương của cả động vật và người, có thể gây tử vong. Để ngăn ngừa bệnh dại, hãy đưa thú nuôi của bạn đi tiêm vắc xin bệnh dại và tránh xa các động vật hoang dã

8. Dị ứng

Chó, mèo gãi hay rũ lông làm bụi trong lông và cả những sợi lông nhỏ li ti trên cơ thể vật nuôi rụng, bám lại trên chăn, màn, ghế sofa, thảm, các vật dụng trong nhà. Đó là nguyên nhân gây ra dị ứng đối với những người có cơ thể mẫn cảm.

Trẻ em trong khi đùa nghịch với thú cưng có thể hít hay nuốt phải lông chó, mèo…, là một trong những nguyên nhân gây ra hen suyễn, khó thở, viêm phế quản.

9. Bệnh mèo cào

Một vi khuẩn có tên là Bartonella henselae sẽ truyền sang cho người qua vết cắn, cào hoặc liếm vết thương hở của những con mèo trông có vẻ khỏe mạnh nhưng đã bị nhiễm loại vi khuẩn này.

Khi nhiễm bệnh, bạn có thể thấy vết thương phồng lên và chuyển sang màu đỏ. Bệnh có thể chỉ gây cúm nhẹ, nhưng cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.

Để ngăn ngừa nhiễm trùng, cố gắng đừng để mèo cắn, cào hay liếm vào một vết thương hở trên cơ thể bạn. Tìm cách loại bỏ hết bọ chét trên mèo vì chúng là vật trung gian truyền khuẩn từ con mèo này sang con mèo khác.

10. Bệnh do vi nấm ngoài da

Hắc lào (tinea ciroinata): chó, mèo bị bệnh hắc lào trên da, lây sang người do tiếp xúc trong khi vuốt ve hoặc chải lông cho chó hoặc mèo. Sang thương đầu tiên là sẩn đỏ, ngứa, lan rộng dần ra xung quanh vùng trung tâm lành tạo nên hình vòng. Những vết thương gần nhau khi lan rộng sẽ hòa vào nhau thành hình đa vòng.

Nấm má (tinea barbae): thường vết thương ở một bên (phải hay trái), đôi khi ở cằm. Bệnh nhiễm do hôn hít thú nuôi trong nhà có vi nấm trên lông (T. mentagrophytes, M.canis ở chó, mèo).

 

Scroll to Top