Chụp ảnh đồ ăn cũng là một trong những mảng khá là khó xơi trong ngành nhiếp ảnh nói chung, sau cùng thì, đấy cũng là lý do mà một số người được trả tiền để làm vậy mà, đúng không nào các bạn? Cơ mà công việc đó đang ngày càng trở nên dễ dàng, và ngày nay, dù chỉ với một chiếc điện thoại thông minh là các bạn đã có thể chụp được những tấm ảnh đồ ăn ngon lành, cuốn hút chảy cả nước dãi rồi!
Và đương nhiên rồi, máy ảnh và lens chuyên nghiệp – nếu bạn nào biết cách sử dụng – sẽ khiến công việc còn dễ dàng hơn nữa cơ, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải sở hữu cho mình một combo máy ảnh và lens quá xịn xò để có thể chụp được ảnh đẹp đâu nha! Cứ nhớ lại lúc mấy bạn lướt Instagram mà xem, ù ôi bao nhiêu là đồ ăn ngon ơi là ngon, mà rõ ràng không phải lúc nào cũng có máy ảnh hịn đúng không? Cái quan trọng là các bạn cần học được cách bố cục hình ảnh sao cho thật hấp dẫn và hãy tự tin về cảm quan thị giác của mình!
>>Tổng hợp các trang về Kiến Thức mới nhất 2020
Một bức ảnh đẹp không bao giờ là do may mắn! – Bạn chỉ không biết tại sao những bức ảnh đó đặc biệt hoặc cách để khiến chúng trở nên như thế thôi, nhưng sự thật vẫn là để có được một tấm ảnh xịn xò thì yêu cầu một vài yếu tốt tiên quyết. Những chi tiết như bố cục, ánh sáng và styling đều có thể áp dụng được cho dù bạn có dùng máy ảnh kỹ thuật số một ống kính (máy ảnh DSLR) hay đơn giản hơn là máy ảnh ngắm và chụp (Point and shoot) hoặc kể cả một chiếc smartphone iPhone luôn!
Muốn một bí kíp ăn liền ấy hả? Được thôi, sau đây là một vài kiến thức cơ bản và lưu ý thực tiễn nho nhỏ để giúp các bạn có được những tấm ảnh nhìn thôi đã chảy nước miếng rồi nha!
Điều gì sẽ tạo nên một bức ảnh chụp đồ ăn đẹp?
Đầu tiên, một bức ảnh chụp đồ ăn xịn xò phải lột tả được những đặc điểm tốt nhất của món ăn đồng thời là sự ngon lành vốn có của nó. Màu sắc và texture của món ăn phải được tôn vinh, chứ không phải để ẩn đi. Có nghĩa là đặc biệt tránh việc ảnh mờ, những góc độ kém hấp dấn và lỗi quá phổ biến đó là màu sắc quá vàng bằng mọi giá. Nếu miệng của bạn mà không chảy nước tong tỏng khi edit ảnh thì bạn đã làm gì đó sai rồi! Còn sau đây là những gì cơ bản bạn cần học để tham gia trò chơi nhiếp ảnh đồ ăn!
1. Ánh sáng tự nhiên để chụp hình món ăn
Có được điều kiện ánh sáng tốt chính là chuẩn tắc của nhiếp ảnh, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên chiếu trực tiếp. Một chúng bóng râm vào những ngày nhiều nắng chính là *Chén Thánh* của những điều kiện ánh sáng tự nhiên đó! Nó sẽ khiến món ăn của bạn nhìn tươi ngon, thậm chí rực rõ, mà màu sắc sẽ không bị tint như chụp ở trong nhà!
Nhưng khi chụp ảnh với ánh sáng tự nhiên, chắc hẳn bạn nào cũng sẽ muốn đặt món ăn ngon lành của mình vào những tia nắng ấm áp, xinh đẹp kia đúng không nào? Cơ mà đừng có làm thế nha! Ánh sáng trực tiếp có thể sẽ rất gắt, tạo ra những mảng bóng gây xao nhãng thị giác, đồng thời khiến ảnh của bạn bị cháy sáng và mất chi tiết. Nghĩ đơn giản thế này nè, khi ban thực hiện hậu kì ảnh, nếu ảnh của bạn hơi thiếu sáng một chút, bạn có thể tăng brightness lên mà không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng ảnh, còn ngược lại, nếu bạn muốn giảm bớt ánh sáng đi, thì món ăn của bạn sẽ bị xanh xao vàng vọt như chết đói năm 45 vậy á!
Nhân tiện thì, về cái flash nhỏ nhắn xinh xắn có sẵn trên máy của các bạn ấy mà. Đừng có dùng nó! Nâu ne vờ là không bao giờ! Nấu nâu nầu nầu! Kể cả dù cho điều kiện ánh sáng có tệ đến như thế nào đi chăng nữa. Những cái flash đó tạo ra phán chiếu ánh sáng cực kì gắt và chói, nhìn ngu ngốc không tả được, như kiểu đồ ăn của bạn đang lơ lửng trong không trung ấy!
Còn nếu bạn phải chụp ở trong nhà, thì trường hợp ổn nhất dành cho bạn đó là bên cạnh cửa sổ – và đương nhiên, tránh xa ánh sáng trực tiếp ra!! Hãy mang đồ ăn ra chỗ nào không-phải-phòng-bếp rồi! Sẽ tốt hơn nếu bạn ghi lại về cường độ ánh sáng của từng phòng trong nhà trước khi bắt đầu chụp đó! Mà nếu nhà bạn có cả tấn ánh sáng trực tiếp thì cũng đừng tuyệt vọng. Bạn có thể tự tạo ra ánh sáng gián tiếp bằng cách treo một tấm rèm trắng lên trên cửa sổ – làm giảm cường độ ánh sáng mà không làm cho màu bị tint! Nếu bạn ăn ở nhà hàng thì hãy lịch sự yêu cầu nhân viên để được ngồi ở bàn gần cửa số nhé.
Khi bạn đã tìm được điểm thích hợp, thì đến lúc nghĩ về việc căn chỉnh bố cục sao cho phù hợp với ánh sáng rồi!
Trong điều kiện lý tưởng thì bạn sẽ muốn có nguồn sáng ở bên cạnh và để món ăn xiên một góc khoảng 45 độ so với nguồn sáng, nhưng nếu có một nguồn sáng trực tiếp từ đằng sau lưng bạn, thì nó sẽ tạo ra những điểm bóng không mong muốn đó. Một lựa chọn khác đó là sử dụng backlight cho chủ thể, khiến cho bức ảnh của bạn trông tâm trạng các thứ các thứ và thú vị hơn! Trong trường hợp này thì bạn sẽ muốn ánh sáng chiếu từ trên xuống và từ đằng sau ra món ăn, hoặc thậm chí là hơi chếch sang một bên nữa. Nhưng nhớ là hãy chụp thẳng hàng với nguồn sáng và frame nhé!
2. Concept chụp hình đồ ăn – Bố cục phải thật nổi bật
Bố cục là một thuật ngữ được sử dụng trong nhiếp ảnh để chỉ việc sắp xếp các yếu tố trong bức ảnh của bạn. Khi nhìn vào một bức ảnh có bố cục tốt thì ngay lập tức bạn có thể nhận ra chủ thể là gì, dù đó có là người hay đồ ăn hay topping của một cây kem ngon lành! Nói cách khác thì bố cục chỉ đứng sau ánh sáng về độ quan trọng nếu bạn muốn có một tấm ảnh chụp đồ ăn quyến rũ!
Một công cụ đắc lực, đặc biệt là nếu các bạn chỉ mới bắt đầu với nhiếp ảnh, đó là: …
Quy tắc 1/3
Nó là một concept đơn giản nhưng cực kì hữu dụng, khiến chúng ta thường nghĩ đến nó như một cách gợi ý chứ không hẳn là một quy luật. Nó hoạt động như này này: tưởng tượng nhá, bức ảnh của bạn được chia thành 9 phần bằng nhau (như kiểu Sudoku ấy). Ok chưa? Rồi tiếp tục nhé, bố cục 1/3 có nghĩa là chủ thể của bạn sẽ nằm dọc trên những đường kẻ giao nhau hoặc ở chính giao điểm luôn, hiểu chứ?
Và chắc chắn rằng bằng mẹo bố cục cơ bản trên, món ăn của bạn sẽ trông tự nhiên và hấp dẫn hơn rất nhiều, bởi mắt của con người sẽ luôn bị kéo về những giao điểm trên, cũng là lý do tại sao mà quy tắc 1/3 được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vưc, từ nhiếp ảnh đến hội họa, điện ảnh, hay thiết kế đồ họa. Đặt chủ thế dịch ra khỏi tâm hình ảnh sẽ tạo được độ hút mắt còn có thể sử dụng để liên kết hình ảnh với chuyển động ở trung tâm.
Trong khi việc chọn chủ thể khá là dễ dàng và đương nhiên thì ngoài ra các bạn sẽ muốn chọn thêm một hoặc một vài yếu tố khác để tạo điểm nhấn cho bức ảnh đương nhiên là đừng quá nổi bật.
Ví dụ như một miếng phô mai đang chảy ra sẽ tốt hơn cả một cái sandwich thịt hun khói rồi! Và đừng quên thử đổi nhiều frame khác nhau nhé.
Cơ mà framing món ăn chỉ là một trong những yếu tố của nhiếp ảnh ẩm thực mà thôi, bạn còn cần phải quyết định xem đâu sẽ là góc độ nhìn hấp dẫn nhất của món ăn.
Ví dụ, một chiếc pizza tròn và phẳng thường sẽ nhìn hấp dẫn nhất nếu nhìn từ trên xuống; trong khi một cốc kem sẽ nhìn hấp dẫn hơn nếu được chụp từ góc 45 độ để tập trung vào những đường nét trong không gian ba chiều của chiếc muỗng bên cạnh chẳng hạn. Trong khi đó một chiếc burger bò ngon lành thì sẽ nhìn hấp dẫn nhấp ở khoảng tầm mắt, nên hãy để máy ảnh xuống sát bàn để chụp nha! Cơ mà hãy chắc chắn rằng các bạn có thứ gì đó ở sau như kiểu một bức tường hay gì đó để tránh những yếu tố không mong muốn xuất hiện trong bức ảnh. Và nhớ là, kể cả đồ ăn cũng muốn được chụp từ phía đẹp hơn. Bạn sẽ muốn tập trung vào phần nhân gà thơm ngon của chiếc burger thay vì mặt sau của nó đấy! Cách tốt nhất để học ấy à? Chụp thật nhiều cho đến khi nó trở thành bản năng!
Cuối cùng, bạn hãy cân nhắc ảnh sẽ đẹp nhất khi zoom gần hay zoom xa nhé. Thử so sánh xem ảnh sẽ hấp dẫn hơn nếu chụp được toàn cảnh món ăn điểm thêm vài yếu tố hậu cảnh hay cận cảnh một phần lại cuốn hút hơn. Vì đôi lúc nếu chỉ nhìn vào một phần của món ăn lại trông quyến rũ hơn so với việc nhìn tổng thể đó! Zoom vào một ty tý xinh xinh có khi lại trông thuyết phục hơn nhiều so với một món ăn cùng hậu cảnh rối rắm. Mà cùng lúc đó có khi một cái bàn đầy ắp phô mai sẽ khiến bức ảnh cực kì nổi bật và thú vị thay vì chỉ chụp một phần đó!
Theo Long Giang | Reddit Việt Nam