Trong một công ty thì không phải nhân viên nào cũng có thể trở thành một nhà quản lý. Bởi để trở thành một nhà quản lý tài ba, thì có tố chất lãnh đạo vẫn là chưa đủ. Đó còn là một kết quả của quá trình trau dồi tích cực về kết quả công việc và nhất là kỹ năng làm việc của bản thân.
Nếu như các bạn đang muốn hướng đến vị trí quản lý trong thời gian sắp tới, thì cần phải biết đến 10 kỹ năng quản lý quan trọng mà các bạn cần phải chuẩn bị ngay lúc này.
Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình
Khi đã trở thành một nhà quản lý thì tất nhân các bạn sẽ phải thường xuyên đối mặt với những buổi tiếp xúc đông người hay phải làm việc với đối tác. Nếu như một nhà quản lý mà nói lắp ba lắp bắp không thể nói năng một cách rõ ràng hay phát biểu được ý kiến của bạn thân thì sẽ như thế nào? Chắc không cần phải nói nhiều thì các bạn cũng đã có thể biết được hậu quả.
Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình
Chính vì vậy mà việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp và thuyết trình sẽ giúp cho những nhà quản lý có được cho mình sự tự tin, thể hiện được tác phong chuyên nghiệp và nâng cao tính thuyết phục trong các buổi đàm phán hay thuyết trình đề án.
Lời nói đó chính là con dao hai lưỡi. Các bạn có thể sử dụng được nó để tạo nên lợi thế hay không thì đều phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện trong kỹ năng giao tiếp, thuyết trình của bạn.
Kỹ năng lập kế hoạch và tư duy chiến lược
Với một nhân viên thì bạn chỉ cần cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhưng khi bạn đã trở thành một nhà quản lý thì hoàn toàn khác, bạn sẽ cần phải tốt chức hiệu quả các công việc và giao việc cụ thể cho từng nhân viên thực hiện.
Nên để làm được điều này thì bạn cần phải nắm rõ được mục tiêu cần đạt được của doanh nghiệp, của phòng ban đội nhóm. Rồi sau đó thì dựa trên những nguồn lực có sẵn về con người và ngân sách thì bạn sẽ đưa ra mục tiêu dành cho mỗi cá nhân, kèm theo đó là kế hoạch hành động cụ thể. Nhưng trên thực tế thì kế hoạch hành động sẽ liên tục thay đổi do rất nhiều các yếu tố khách quan và chủ quan. Nhưng nếu như các bạn đã có được một tư duy chiến lược rõ ràng, thì bạn sẽ luôn có được cho mình các kế hoạch dự phòng và những sự nhạy cảm cần thiết để ứng biến cho sự thay đổi đó.
Kỹ năng đánh giá mang tính xây dựng
Khi làm việc thì nhân viên sẽ thường phạm phải sai lầm. Nhưng họ cũng là những người sản xuất ra một sản lượng hàng hóa lớn. Chính vì vậy mà nhà quản lý cần phải đưa ra được ý kiến phản hồi trong những tình huống tương tự được kể ở trên. Mỗi như nhân viên phạm sai lầm thì bạn cần phải truyền đạt lại những lời phê bình một cách tích cực hay có tính xây dựng. Chứ không phải là soi mói, chê trách, chế giễu bởi vì đây là một cơ hội để cho nhân viên học hỏi và phát triển.
Bên cạnh đó nếu nhân viên của bạn thực hiện tốt công việc được giao thì bạn cần phải có sự đánh giá cao và ghi nhận những nỗ lực của nhân viên.
Kỹ năng quản lý thời gian
Thời gian là một nguồn tài nguyên không bao giờ đủ của các nhà quản lý. Để có thể trở thành một nhà quản lý thành công thì điều tối quan trọng là bạn cần phát triển và liên tục cải thiện những kỹ năng của mình, trong đó có kỹ năng quản lý thời gian.
Kỹ năng quản lý thời gian
Bạn cần phải lên được cho mình một thời gian biểu làm việc phù hợp với mình nhất. Ngoài ra thì hãy cố gắng đơn giản hóa các tác vụ tiêu tốn rất nhiều thời gian của nhà quản lý nhưng cũng chẳng thể bỏ qua như sắp xếp, tổ chức và phân công công việc cho nhân viên, cập nhật báo cáo công việc hàng ngày, kiểm tra tiến độ dự án, đánh giá kết quả công việc…
Kỹ năng lắng nghe tích cực
Với nhà quản lý rất cần đến khả năng hiểu rõ và suy xét những đề xuất của nhân viên. Với kỹ năng lắng nghe tích cực sẽ giúp cho nhà quản lý hiểu được rõ hơn đâu là những vấn đề thực sự, ý định và kết quả của nhân viên mình. Kỹ năng lắng nghe tích cực còn giúp nhà quản lý xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa người dưới quyền và người lãnh đạo. Kỹ năng này sẽ giúp người quản lý tránh được những xung đột và giúp đối nhân xử thế với người khác được thích hợp hơn.
Kỹ năng lắng nghe tích cực
Kiến thức chuyên môn/nghề nghiệp
Đối với một nhà quản lý thì cần phải có hai khối kiến thức. Đó là kiến thức/kỹ năng chuyên môn của thể về nghề nghiệp và kiến thức tổng quát về doanh nghiệp, ngành.
Các nhà quản lý cần phải liên tục cập nhật và chủ động trong việc tích lũy kiến thức. Việc luôn luôn học tập là một phẩm chất quan trọng của nhà quản lý. Việc học tập không nhất thiết phải ở trường mà có thể từ tất cả mọi nơi như tự học, học từ bạn bè, học từ kinh nghiệm, học từ các khóa huấn luyện ngắn hạn.
Kỹ năng thích ứng
Khi các bạn biết cách thích ứng nhanh chóng với các tình huống bất ngờ thì, thì một nhà quản lý sẽ hỗ trợ cho cả nhóm của mình điều chỉnh theo một cách thích hợp nhất. Đồng thời với kỹ năng này cũng sẽ giúp cho nhà quản lý luôn duy trì được thái độ tích cực để có thể giữ vững được tinh thần cho nhân viên khi gặp phải khó khăn, trở ngại. Thích ứng cũng sẽ đồng nghĩa với việc tư duy sáng tạo và tìm tòi ra những giải pháp mới cho vấn đề đang gặp phải.
Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
Một nhà quản lý hiệu quả thì sẽ luôn cố gắng việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhóm làm việc của họ. Khi nhà quản lý nỗ lực trong việc xây dựng mối quan hệ với nhân viên, thì nhân viên sẽ cảm thấy có được sự tin tưởng hơn vào nhà quản lý, từ đó sẽ nỗ lực để làm việc vượt qua kỳ vọng.
Ngoài ra thì nhà quản lý còn đóng vai trò trung quan hòa giải các mâu thuẫn một cách công bằng và tạo ra được sự đoàn kết trong nội bộ nhóm.
Việc quản lý hiệu quả thật không phải là chuyện dễ dàng. Với một nhân viên có hiệu quả làm việc cao nhất thì chưa chắc đã quản lý tốt nhưng những nhân viên thể hiện được cả 8 kỹ năng quản lý ở trên chắc chắn sẽ thành công hơn trong vai trò quản lý. Chúc các bạn sẽ thành công với những sự dự định của mình sắp tới nhé.
Xem thêm:
Macrame là gì? Giới thiệu chi tiết về Macrame
Nguồn Macrame Lá