Hướng dẫn chăm sóc bé trai ở độ tuổi dậy thì và những lưu ý cơ bản mà bố mẹ cần biết

Rate this post

Kiến thức về tuổi dậy thì chưa bao giờ giờ là điều dễ dàng để cha mẹ trao đổi với con. Đặc biệt với các bé trai, đến tuổi dậy thì thường mang tâm lý ngại ngùng, không muốn nói chuyện về những thay đổi trong cơ thể mình. Vậy làm sao để xác định độ tuổi dậy thì ở bé trai và những lưu ý cơ bản là gì?

1. Sự thay đổi về vóc dáng

Bước vào tuổi dậy thì, các bé trai bắt đầu có những thay đổi đáng kể về ngoại hình, cụ thể con sẽ phát triển về chiều cao, cân nặng, bắt đầu xuất hiện cơ bắp cuồn cuộn, vai nở, bụng và hông eo thon và xuất hiện các múi cơ. Đa phần các bé trai thường dậy thì muộn hơn các bé gái, tuy nhiên sau đó sẽ cao lớn hơn nhiều so với các bé gái.

Các chuyên gia cho biết, độ tuổi dậy thì ở các bé trai cũng rất khác nhau, có bé dậy thì sớm còn có những bạn dậy thì muộn hơn các bạn cùng trang lứa khác. Nhưng nhìn chung, tuổi dậy thì ở các bé trai bắt đầu từ 12 – 20 tuổi.

Nếu con bạn dậy thì sớm hoặc muộn hơn các bạn cùng trang lứa khác, cha mẹ cũng đừng quá lo lắng, rồi các bé sẽ phát triển và lớn lên sau đó mà thôi.

2. Sự thay đổi của cơ quan sinh dục

Ở độ tuổi này, cơ quan sinh dục của các bé trai có những thay đổi đáng kể, sự thay đổi màu sắc và kích thước dương vật.

Bên cạnh đó, cơ quan sinh dục các bé trai sẽ thay đổi theo những kích thích bên ngoài gặp phải: khi lo lắng, buồn phiền, vui vẻ….

Trước những thay đổi này, các bé sẽ hoang mang lo sợ rằng: Tại sao cơ lại có thay đổi như vậy? Điều này có bình thường không? Và không biết có nguy hiểm gì không? Những lo lắng nếu không được trấn an, con sẽ rất hoang mang và ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và thể chất của con.

Lúc này, hơn ai hết cha mẹ đặc biệt là người bố phải tinh tế nhận ra những thay đổi của con, trấn an con rằng, đó sự phát triển hết sức bình thường, con không cần phải lo lắng. Bố nên dạy con cách vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày cũng như cảnh báo những tác nhân gây hại có thể khiến con có những hành động và suy nghĩ mất kiểm soát dẫn tới hậu quả khôn lường.

3. Mộng tinh

Nếu như các bé gái ở tuổi dậy thì phải đổi phó với kỳ kinh nguyệt đầu tiên, thì các bé trai bước vào tuổi dậy thì, sẽ xuất hiện mộng tinh. Vậy mộng tinh là gì? Nó có nguy hiểm với sức khỏe của các bạn trai hay không?

Mộng tinh hay còn gọi là hiện tượng xuất tinh không chủ định và nó thường diễn ra vào ban đêm nên gọi là mộng tinh. Theo các bác sĩ, mộng tinh là hiện tượng sinh lý bình thường của các bé trai khi bước vào tuổi dậy thì, đây là dấu hiệu chứng tỏ con bạn đã trưởng thành và trở thành một “người đàn ông đích thực”.

Lý giải về hiện tượng mộng tinh các bác sĩ cho biết, do ban đêm khi đi ngủ cơ quan kiểm soát hoạt động xuất tinh không còn hoạt động nên dẫn tới mộng tinh.

Tuy nhiên cần lưu ý, có một số bé trai không bị mộng tinh, điều này không đồng nghĩa với việc con bạn sẽ không có khả năng sản xuất ra tinh trùng và bị vô sinh. Vì ở một số bé, do việc kiểm soát tốt nên không có hiện tượng mộng tinh, tinh trùng khi không được xuất ra ngoài sẽ đi vào bên trong để sinh tinh trùng mới.

4. Xuất hiện “Vi – ô – lông”

Lúc này, cơ thể các bé trai sẽ xuất hiện lông ở cơ quan sinh dục, lông nách, lông chân, lông tay và lông ở vùng ngực. Bên cạnh đó, các bé trai bắt đầu mọc râu ở quai hàm và trên mặt.

Tuy nhiên, sự phân bố lông ở cơ thể của từng bé trai ở tuổi dậy thì không giống nhau, có bé có nhiều lông chân, lông tay những có bé lại có nhiều lông ở ngực. Một số bé xuất hiện ít và thậm chí không có lông chân và ria mép…

Nhiều bé nghĩ rằng, việc không có lông ở chân hoặc ở tay… sẽ khiến trẻ không đàn ông và nam tính, thậm chí cho rằng mình phát triển lệch lạc về giới tính. Nhưng đây là điều hoàn toàn bình thường, vì cơ thể từng người khác nhau sẽ có cấu tạo khác nhau. Cha mẹ cần trấn an con, không nên quá lo lắng vì điều này. Dạy con biết cách chăm sóc và vệ sinh cơ thể cần thiết. Nên tránh việc con dùng dao để cạo hoặc cắt lông thiếu khoa học sẽ gây nhiễm trùng da.

Cuối cùng, dù là bé trai hay bé gái thì cũng cần có chế độ ăn uống hợp lí, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Các em cần tham gia tập luyện thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe thể chất cũng như tinh thần và một điều quan trọng nữa là cha mẹ phải luôn là người gần gũi, chăm sóc, thấu hiểu, chia sẻ để các em có tâm lí tốt trong giai đoạn khó khăn này

Scroll to Top