Cách nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện dành cho mẹ mang thai và mẹ đang cho con bú.

Rate this post

Món cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện

Gạo lứt chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng bên cạnh tinh bột, những dưỡng chất này khi nạp cho cơ thể sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn, giúp kiềm chế trong việc ăn uống. Là một trong các loại tinh bột hấp thụ chậm, hạn chế việc hình thành mỡ bụng, giúp điều hòa glucose, giải độc ruột kết và tăng cường việc trao đổi chất, giúp cơ thể tăng cơ bắp và giảm mơ nhanh hơn.

Để thực hiện được món cháo gạo lứt này, đơn giản thôi chúng ta chỉ cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau: 300gram Gạo lứt đỏ, 15gram đậu đỏ, Hạt sen tươi hoặc sen khô tùy sở thích và điều kiện, Rong biển phổ tai, Mơ muối, Nghệ (hoặc bột nghệ), Muối tinh và cuối cùng là một dụng cụ không thể thiếu được đó chính là chiếc nồi cơm điện nhé.

Cách nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà:

Kết quả hình ảnh cho Cháo gạo lứt bí đỏ

+ Bước 1: Bạn vo sạch gạo lứt với 3 lần nước để gạo bay hết bụi bẩn trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Làm tương tự với đậu dỏ, tuy nhiên cũng lưu ý là đãi sạch vỏ đậu đỏ trong quá trình vo để cháo khi thành phẩm sẽ mịn và ngon hơn.

+ Bước 2: Bắc một nồi nước lên bếp, vặn to lửa cho nước sôi thì thả đậu đỏ vào. Luộc đậu đỏ trong khoảng 5 phút thì cùng muối lỗ vớt ra rổ, để ráo nước.

+ Bước 3: Rửa lõi nồi cơm cho thật sạch rồi lần lượt cho gạo lức, đậu đỏ đã luộc chín, hạt sen, mơ muối cắt thành từng miếng nhỏ, phổ tai, bột nghệ và muối tinh vào. Rót vào nồi khoảng 1 lít nước lọc rồi khuấy đều hỗn hơp này lên trước khi đặt vào nồi. Đậy nắp nồi cơm lại, bật nút cho nồi chuyển sang chế độ nấu.

+ Bước 4: Đợi khoảng 40 đến 50 phút tùy vào lượng nước cũng như nồi cơm mà khói sẽ bốc lên, nước dần cạn đi và nồi cháo của bạn cũng dần được hoàn thành.

Lưu ý là trong quá trình nấu, có thể thỉnh thoảng mở nắp nồi và dùng muôi khuấy nhẹ tay để cháo được đều và ngon hơn. Một mẹo nhỏ nữa đó là bạn hoàn toàn có thể sử dụng cơm gạo lứt đã được nấu chín để nấu cháo, như vậy sẽ rất nhanh mà hoàn toàn không bị mất vị. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sáng tạo thêm khi nấu cháo với một số loại rau củ tùy vào các thời điểm trong năm. Khi đó, món ăn sẽ thêm thơm ngon và bổ dưỡng.

Món cháo gạo lứt dành cho mẹ mang thai

Trong giai đoạn mang thai, chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu là một vấn đề được đặt lên hàng đầu, phải ăn những gì, chế độ ăn như thế nào vừa có thể duy trì sức khỏe cho mẹ và đảm cho sự phát triển của bé? Nếu đang rơi vào trường hợp này, bạn hãy tham khảo công thức nấu cháo gạo lứt cho bà bầu dưới đây nhé.

Cháo gạo lứt mè đen

Kết quả hình ảnh cho Cháo gạo lứt mè đen

Nguyên liệu:

+ 50g gạo lứt (có thể là gạo lứt đỏ, lứt trắng hoặc đen)

+ 20g mè đen

+ Muối hầm

+ Đường nâu

+ 300ml nước

+ 30g đậu đỏ

Cách nấu cháo gạo lứt mè đen cho bà bầu:

+ Bước 1: Ngâm và xay gạo lứt, vì lớp vỏ của gạo lứt cứng hơn so với gạo trắng nên trước khi nấu cháo gạo lứt cho bà bầu bạn cần ngâm và xay gạo lứt trước. Bạn tiến hàng ngâm gạo lứt ít nhất 1h trước khi nấu, gạn lại rồi tráng qua với nước. Sau đó cho gạo lứt cùng với 120ml nức vào xay trong máy xay để xay nhỏ. Việc làm này giúp gạo nhỏ ra và nhanh chín hơn. Bạn sẽ nấu cháo gạo lứt cho bà bầu nhanh hơn nữa đó.

+ Bước 2: Rang chín và giã nhỏ mè đen, vừng đen là nguyên liêu giúp bạn nấu cháo gạo lứt cho bà bầu thơm ngon và bổ dưỡng hơn. Bạn chỉ cần rang chín mè đen rồi đem giã hoặc xay nhỏ thôi nhé.

+ Bước 3: Hấp chín đậu đỏ Khi nấu cháo gạo lứt cho bà bầu, bạn đừng quên một nguyên liệu nữa đó là đậu đỏ nhé. Thơm ngon, bổ dưỡng lắm đó. Hãy hấp chín và tán nhuyễn đậu đỏ để chuẩn bị nấu nào.

+ Bước 4: Nấu cháo gạo lứt cho bà bầu, bạn cần chuẩn bị trước một nồi nấu, thêm 150ml nước vào nồi, cuối cùng cho gạo lứt đã xay vào. Đun lửa vừa phải. Thỉnh thoảng bạn nhớ dùng thìa khuấy đều để cháo không bị dính ở đáy nồi và cháo có thể bị cháy. Đến khi sôi, bạn bắt đầu cho lửa nhỏ lại. Chỉ cần đun thêm khoảng 15 – 20 phút nữa thì gạo đã mềm. Cuối cùng, bạn cho mè đen và đậu đỏ đã xay nhỏ lúc trước vào, tra thêm một chút muối và khuấy đều. Đun thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp và thưởng thức thôi nào.

Cháo sườn gạo lứt

Kết quả hình ảnh cho Cháo sườn gạo lứt

Nguyên liệu:

+ Sườn 200g

+ 1 nắm gạo lứt

+ 1 nắm gạo nếp cẩm

+ ½ củ cà rốt

+ Hành ngò

+ Gia vị: muối, nước tương, dầu mè

Cách nấu cháo gạo lứt cho mẹ mang thai:

+ Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu Bạn đem gạo lứt nếp cẩm, gạo lứt ngâm trong nước 4 tiếng để gạo nở và nhanh chín hơn. Cà rốt gọt vo, thái miếng. Hành ngỏ rửa sạch, cắt khúc thành miếng vừa ăn là được.

+ Bước 2: Nấu chín Cho một lượng nước vừa đủ vào nồi, bắc lên bếp khi nước sôi thì cho sườn vào. Tiếp tục đun sôi khoảng 5 – 7 phút rồi cho cà rốt vào. Sau đó bạn cho thêm gia vị sao cho vừa ăn là được. Đun đến khi thấy cháo mềm và hương thơm tỏa ra là cháo đã chín và bạn chỉ cần múc ra bát để sử dụng thôi. Cháo chín, bạn múc ra bát, rải thêm một ít hành ngò và thưởng thức khi còn nóng nhé!

Món cháo gạo lứt dành cho mẹ đang cho con bú

Cháo gạo lứt

Nguyên liệu: Gạo lứt, muối

Cách nấu: Cho gạo lứt vào nồi áp suất, đặt chế độ hầm và nấu nhừ cháo trong 1 giờ. Ăn cháo gạo lứt với muối vừng, miso hoặc củ cải muối; có thể thêm mùi và hành lá thái nhỏ

Cháo gạo lứt đậu đỗ

Nguyên liệu: Gạo lứt,đậu đỗ (đỗ đỏ, đỗ đen, đỗ gà, đỗ lăng), kê, nghệ, mơ muối (hoặc muối)

Cách nấu: Cho gạo lứt, đỗ, kê, nghệ, mơ muối vào nồi áp suất ninh nhừ trong 1 giờ. Ăn kèm với các gia vị sẵn có.

Cháo gạo lứt bí đỏ

Kết quả hình ảnh cho Cháo gạo lứt bí đỏ

Nguyên liệu: Gạo lứt, bí đỏ, muối

Cách nấu: Nấu cháo gạo lứt chín rồi cho bí đỏ gọt vỏ(hoặc để bí đỏ cả vỏ và hạt) vào nấu tiếp, thỉnh thoảng quấy đều. Món cháo này rất tốt cho người bị mệt mỏi, suy nhược thần kinh, tiểu đường. Xem thêm bí quyết nấu cháo cá lóc bí đỏ cho trẻ ăn dặm

Cháo gạo lứt rau củ

Nguyên liệu: Gạo lứt, muối, cà rốt, củ cải trắng, poaro(tỏi tây hoặc hành tây), dầu vừng, miso

Cách nấu: Xào dầu vừng với poaro(hoặc hành tây) thái lát, thêm củ cải và cà rốt hạt lựu trong vòng 10 phút, rưới miso pha loãng lên rau củ đậy vung thêm 10 phút. Cháo gạo lứt nấu nhừ, cho rau củ xào vào trộn đều và đậy vung thêm khoãng 10 phút, Khi ăn nêm cháo với mùi hoặc rau thơm, nêm muối vừng hoặc Tamari. Có thể rang gạo trước với tí dầu trước khi nấu, hoặc để rau củ tươi rồi cho luôn vào nồi cháo.

Thanh Tuyền ATP Software

Scroll to Top