BÍ KÍP ĐỂ CẢI THIỆN GIỌNG HÁT CỦA BẠN

Rate this post

1. Luyện mở thanh quản (Mở họng):

Phương pháp này giúp người hát có thể hát cao hơn, bền hơn mà không bị đau họng sau mỗi lần hát.

Để “lên” những nốt cao, trước hết bạn cần lấy hơi, sau đó đó bạn phải uốn lưỡi sao cho nó có hình chữ U khi nhìn vào.

Để kiểm tra bạn đã hát đúng hay chưa, bạn có thể nhờ thầy cô giáo dạy nhạc của mình hoặc những người có chuyên môn trong lĩnh vực ca hát.

Hoặc bạn có thể tự mình kiểm tra tập trước gương, soi vào đó mà thấy rõ cái hột gà và cái lưỡi nó lõm xuống thì tức là bạn mở họng đúng cách.

Nếu bạn dư dã thời gian, bạn có thể tìm cho mình một trung tam dao tao ca si để có được sự hướng dẫn tốt nhất.

giong to khoe.JPG

2. Luyện khẩu hình:

Khi bạn phát âm một hay nhiều từ, khẩu hình của bạn sẽ ảnh hưởng đến âm phát ra. Nghĩa là nếu bạn muốn phát âm chuẩn thì trước hết phải “chuẩn” về mặt khẩu hình.

Khi hát lời 1 bài, bạn phải mở rộng miệng, phát âm cố gắng sao cho rõ ràng từng chữ.

Nếu bạn để ý, bạn sẽ nhận thấy các ca sĩ chuyên nghiệp như Lan Anh, Trọng Tấn… đều có khẩu hình rất chuẩn. Khi hát, bạn nên để ý 1 số điểm sau: Hàm dưới phải mềm, tránh căng cứng.

Luyện khẩu hình hiện đang được rất chú trọng tại các trung tâm đào tạo ca sĩ hiện nay.

đào tạo ca sĩ

3. Thổi nến – (tập thở):

Thắp 1 ngọn nến rồi đặt ngọn nến ấy cách người bạn khoảng 50 cm (ngồi trong phòng kín gió).

Sau đó bạn hãy lấy hơi sâu và thổi thật đều hơi sao cho ngọn nến nó rung đều hoặc nghiêng đi 1 góc cố định nào đó cho đến khi dứt hơi.

Mục đích của việc tập luyện này là để ta có thể lấy được hơi dài và điều chỉnh hơi đều.

Vì thường thì khi sắp hết hơi thì độ mạnh của hơi thổi ra hay bị giảm nên phải cố gắng điều chỉnh làm sao để từ khi bắt đầu thổi đến khi ngắt là phải có 1 độ mạnh như nhau (ta có thể thấy được điều đó qua ngọn nến), khi dứt hơi là khi không còn khả năng thổi mạnh như ban đầu nữa ấy (đoạn này là khó nhất, nhưng cũng là đoạn cần thiết nhất).

4. Ngụp nước (luyện âm “a” và “i”):

Luyện âm “a” là dễ nhất trong tất cả các âm và âm “i” đúng là loại khó nhất.

Âm i phải đẩy lên mũi thì ta sẽ hát được tốt và được tiếng đẹp hơn. Chính vì thế bài tập ngụp nước sẽ giúp chúng ta rất nhiều.

Đầu tiên, bạn chuẩn bị 1 chậu nước sạch sau đó đặt lên ghế cao càng tốt để tránh tình trạng gập người khi ngụp.

Hãy hít một hơi thật sâu rồi ngụp mặt vào chậu nước (tai phải ở trên mặt nước) và bắt đầu nói hoặc hát từng câu mà có âm “a” và âm “i”.

Âm “a” đơn giản bạn chỉ cần phát 1 hơi chữ “a” cũng được (nhưng nên đi vào câu hát thì sẽ tốt hơn), sao cho bạn nghe được tiếng “a” đấy gần được như nghe “trên bờ” là đạt.

Bạn cứ thử dần dần rồi sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị.

Đối với âm “i”, cách tập luyện cũng tương tự như âm “a”. Bạn cũng sẽ hát những câu hát nào có âm “i” ở cuối câu hay đơn giản tua đi tua lại từ “i” cũng được.

Bạn sẽ biết là âm “i” có đẩy lên mũi không qua việc bóng khí sẽ thoát ra từ mũi bạn.

Trong quá trình tập luyện với âm “i”, có thể bạn sẽ bị sặc nước vào mũi.

Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà bạn bỏ cuộc vì nếu bạn chăm chỉ chiêu này thì khi hát, âm “i” của bạn sẽ cực kì “chuẩn” và “đẹp”.

Bạn cũng có thể dùng cách này để luyện cao độ (tăng dần tông lên).

5. Luyện cao độ với đàn: Gọi là luyện Mi – Ma

Một giảng viên âm nhạc tại một lớp đào tạo ca sĩ đã chia sẽ rằng với đàn guitar, 3 nốt thấp nhất là Mì Fa Sol thì bạn tập như sau: đánh Són – Fa – Mì ; Són – Fa – Mì tương ứng với việc đánh như thế là phát âm Mí i ì – Má a à.

Sau đó lại tăng lên nửa cung và lặp lại mi ma như trên. Phải cố gắng đến mức cao nhất có thể. Tập với piano là tốt nhất.

Chú ý: Nên giữ họng cho tốt bằng cách vệ sinh răng miệngdùng nước muối thì càng tốt.

Tập xướng âm vào buổi sáng sớm là tốt nhất.

Scroll to Top