9 Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)

Nước ta là một nước nông nghiệp nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Chính vì các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu nên đã quy định lên những đặc điểm riêng của ẩm thực. Với mỗi vùng miền sẽ có những nét văn hóa ẩm thực và khẩu vị đặc trưng riêng. Điều này được thể hiện qua sự đa dạng của các món ăn từ tên gọi, nguyên liệu, cách chế biến, màu sắc…cho đến cách thưởng thức, bày trí. Chính vì vậy mà đã góp phần làm cho ẩm thực Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng hơn.

Với văn hóa ẩm thực Việt Nam thì sẽ có rất nhiều các cách chế biến, biểu diễn, được thể hiện khác nhau nhưng sẽ được khái quát với 9 đặc trưng được nêu trong bài viết này.

Ẩm thực Việt Nam là gì?

Ẩm thực Việt Nam đó là cách gọi của phương thức chế biến các món ăn, nguyên lý pha trộn pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống của người Việt. Tuy có sự khác biệt giữa các vung miền, dân tộc thì văn hóa ẩm thực Việt Nam vẫn luôn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả các món ăn phổ biến trong cộng đồng của người Việt Nam.

Khám phá những nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt Nam

Hãy cùng mình khám phá ngay những 9 nét đặc trung của văn hóa ẩm thực Việt Nam ngay dưới đây nhé các bạn.

•        Tính hòa đồng hay sự đa dạng

Tính hòa đồng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam được thể hiện rõ nét khi người Việt luôn tiếp thu, du nhập văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác như Hàn, Nhật, Trung, Âu…để có thêm được nhiều các món ăn mới, các chế biến mới hay sự biến tấu để thành những món ăn thuần Việt. Đây cũng chính là một trong những đặc trưng nổi bật của văn hóa ẩm thực Việt Nam.

•        Ít dầu mỡ

Hầu hết các món ăn của người Việt đều có sự gần gũi với thiên nhiên, giàu chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Bởi chủ yếu được sử dụng các nguyên liệu như rau, củ, quả do đó rất ít dầu mỡ. Không sử dụng thịt nhưng cũng có được sự thanh tạo, phù hợp với xu thế hiện đại ngày nay của thế giới.

•        Có sự kết hợp của nhiều các gia vị mang đến sự đậm đà

Âm thực Việt Nam đặc trưng với sự trung hòa trong cách pha trộn các nguyên liệu, gia vị để không quá cao, quá ngọt hay quá béo. Đặc biệt đó là các gia vị để chế biến các món ăn Việt vô cùng phong phú và đa dạng. Trong đó tiêu biểu chúng ta cần phải kể đến các gia vị như nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, đường…hầu hết đều được sử dụng trong việc chế biến các món ăn. Tạo nên được một tổng hài hòa của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi, béo…Ngoài ra người Việt còn sử dụng thêm các loại nước chấm khác như tương bần, xì dầu…để giúp cho món ăn có được hương vị đậm đà và đặc trưng hơn.

•        Vận dụng triết lý Âm Dương hài hòa

Các gia vị, nguyên vật liệu, cách phối trộn màu sắc, trình bày…được người Việt sử dụng một cách tương sinh và có sự hài hòa với nhau. Tiêu biểu như các món ăn dễ gây lạnh bụng (có tính hàn) thì buộc phải có gia vị cay nóng (tính nhiệt) đi kèm và ngược lại. Với các nguyên liệu tính nóng (ấm) thì thường sẽ được nấu cùng với nguyên liệu tính lạnh (mát) để tạo ra được sự cân bằng cho các món ăn. Với các món ăn kỵ nhau thì không được kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc vì không ngon, hay có thể sẽ gây hại cho sức khỏe. Và khi chế biến hay thưởng thức các món ăn thì người Việt luôn chú ý để làm sao có sự kết hợp một cách khéo léo các vị chua, cay, mặn, ngọt nhằm tạo ra được sự cân bằng, trọn vẹn.

•        Dọn thành mâm

Người Việt Nam có thói quen dọn sẵn thành mâm trong các bữa ăn, dọn cùng lúc nhiều món ăn trong cùng một bữa lên cùng một lúc. Rất khác với cách ăn uống của người phương Tây đó là cách phục vụ theo từng các món ăn.

•        Sử dụng đũa

Một trong những nét đặc trưng thú vị, độc đáo của văn hóa ẩm thực Việt và một số nước châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản…đó chính là sử dụng đũa. Đũa được sử dụng ở trên bàn ăn của người Việt không chỉ là dụng cụ trên bàn ăn, văn hóa dùng đũa còn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ một cách tinh tế của người Việt.

•        Hiếu khách

Trước mỗi bữa ăn thì người Việt thường sẽ có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác…

•        Cộng đồng

Trong các bữa cơm truyền thống, đám tiệc…thì người Việt thường sẽ quây quần bên nhau trên chiếu, xung quanh mâm cơm, cùng chấm chung một chén nước mắm, ăn chung tô canh, cùng gắp các món ăn từ đĩa, cùng một nồi cơm…Tính cộng đồng được thể hiện một cách rõ nét trong các dùng chén, đũa, nồi và mâm.

Đặc điểm ẩm thực Việt Nam theo từng vùng miền

Ngay nay, cùng với sự du nhập của các nền văn hóa phương Tây và các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…thì ẩm thực Việt vẫn luôn giữ được những tinh hoa vốn có nhưng thêm vào đó chính là sự sáng tạo, biến tấu thành những hương vị mới mẻ, hấp dẫn và chú trọng vào cách trình bày cho các món ăn thêm phần bắt mắt. Khi nhắc đến văn hóa ẩm thực Việt Nam người ta thường chú ý đến sự phân chia thành ẩm thực thành 3 miền như sau:

•        Ẩm thực miền Bắc

Với ẩm thực miền Bắc thường sẽ có các món ăn với vị vừa phải, không quá đậm, không quá cay hay quá ngọt. Tuy nhiên thì ẩm thực miền Bắc lại có màu sắc khá sặc sỡ và đại diện cho nền ẩm thực này đó chính là Hà Nội, nơi lưu giữ các tinh hoa ẩm thực nơi đây. Hai món ăn phải được kể đến và nhất định phải thưởng thức khi đến Việt Nam đó chính là phở và bún chả.

•        Ẩm thực miền Trung

Với các món ăn của người miền Trung sẽ có vị thanh nhẹ và cay. Nếu như ở Hà Nội có bún chả, phở thì ở miền Trung sẽ có các món ăn như mì Quảng, bún bò Huế, bánh đập, bánh bột lọc…

•        Ẩm thực miền Nam

Với các món ăn ở miền Nam thì thường sẽ có vị khá đậm đà và có vị ngọt hơn nhiều so với miền Bắc và miền Trung. Các món ăn đặc trưng phải kể đến của người miền Nam đó là cá lóc nướng trui, lẩu cá bông điên điển, mắm ba khía ở vùng Tây Nam Bộ, món cơm tấm trứ danh hay các món ăn vặt đặc sắc như chè, ốc, bánh tráng trộn…của người Sài Gòn.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam là một bức tranh đầy màu sắc, làm nổi bật lên được bản sắc riêng của từng dân tộc, vùng miền nhưng vẫn luôn giữ được trong mình cốt cách, linh hồn Việt đồng nhất. Đậm đà vị dân tộc không thể xóa nhòa.

Xem thêm:
Dreamcatcher là gì? Bách khoa toàn thư về dreamcatcher bạn cần

Nguồn Macrame Lá

Scroll to Top