5+ giải pháp “hô biến” không gian chật hẹp trở nên THÔNG THOÁNG & RỘNG RÃI

Rate this post

Sống trong một căn nhà nhỏ chật hẹp thường gây ra nhiều phiền toái cho chủ nhà như thiếu sự riêng tư, cảm giác tù túng, bí bách,… Vì vậy, việc “hô biến” không gian sống chật hẹp trở nên thông thoáng và rộng rãi hơn là ước mơ của nhiều chủ nhà. Bài viết này sẽ giới thiệu tới bạn 5+ giải pháp cải tạo không gian nhỏ phổ biến nhất hiện nay.

Nâng thêm tầng để mở rộng không gian sống

Nâng tầng là quá trình mở rộng không gian sống của ngôi nhà bằng cách xây dựng thêm các tầng mới dựa trên nền móng cũ. Đây là một phương pháp cải tạo và mở rộng không gian sống một cách hiệu quả mà không cần phải “đập đi xây lại” nhà mới.

Đặc biệt với những dự án cải tạo nâng tầng nhà phố hoặc nhà phố cổ (thường có nhà dân liền kề), việc nâng tầng sẽ khá phức tạp. Vì vậy, chủ nhà nên thuê nhà thầu chuyên nghiệp đánh giá hiện trạng và có những giải pháp cải tạo phù hợp mà không ảnh hưởng đến các công trình xung quanh. Ngoài ra, dù là mô hình nhà nào, khi cải tạo nâng tầng, chủ nhà cũng cần đánh giá nền, móng để xác định khả năng chịu lực của căn nhà, hạn chế tình trạng sụt lún, sập tầng,…

Bên cạnh đó, trong quá trình nâng tầng, chủ nhà cũng cần tuân theo một số nguyên tắc để đảm bảo công trình hoàn thiện đẹp mắt và phù hợp với tổng thể:

  • Về chiều cao tầng mới: Cần hài hoà với ngôi nhà cũ và phải tuân thủ các quy định về chiều cao của nhà ở mà Nhà nước đề ra. 
  • Về màu sơn tầng mới: Phải đồng bộ màu sơn của tầng cũ hoặc sơn lại tất cả các tầng nhà theo một màu sơn mới để đạt hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.
  • Về kiểu mái nhà: Nên lựa chọn kiểu mái dốc và sử dụng vật liệu nhẹ để tạo ra một không gian thoáng đãng, đồng thời giảm áp lực lên nền móng.

Căn nhà phố 1 tầng được cải tạo nâng tầng thành căn nhà phố 2 tầng giúp mở rộng không gian sinh hoạt.

Trong quá trình cải tạo nâng tầng, căn nhà sẽ rất khó để tránh khỏi tình trạng nghiêng hoặc sụt lún, do nền móng cũ kết hợp với vật liệu mới hoặc áp lực tải trọng lớn đột ngột đặt lên nền móng,… Vì vậy, việc kiểm tra thường xuyên trước – trong – sau khi nâng tầng là điều vô cùng quan trọng.

Dỡ bỏ bức tường năng để giảm cảm giác tù bí

Đối với những căn nhà nhỏ chật hẹp, việc ngăn cách các không gian chung như phòng khách, bếp ăn bằng bức tường ngăn sẽ không phải là lựa chọn tốt. Các bức tường này thường có độ dày nhất định (khoảng 20 – 25 cm). Vì vậy, chúng có thể làm cho ngôi nhà trở nên chật chội và hạn chế luồng ánh sáng tự nhiên.

Do đó, để tạo sự thoáng mát và giảm cảm giác bí bách, chủ nhà có thể phá dỡ bức tường ngăn và thiết kế thông phòng giữa các không gian chung. Ngoài ra, để tăng sự riêng tư, chủ nhà cũng có thể sử dụng các loại rèm, vách ngăn kính hoặc các loại tủ kệ,…

Tuy nhiên, không phải bức tường nào cũng được phép phá bỏ. Các bức tường chịu lực và bức tường xi măng cốt thép là một phần quan trọng trong hệ thống chịu lực của ngôi nhà. Vì vậy, chủ nhà không được phép phá dỡ hay dịch chuyển chúng. Nếu muốn thực hiện hạng mục này chủ nhà cần có sự tư vấn từ những chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, chẳng hạn như Xây Tổ Ấm để được tư vấn cụ thể hơn.

Đội ngũ chuyên gia của Xây Tổ Ấm sẽ tư vấn tận tình những thắc mắc cho chủ nhà khi thực hiện cải tạo thông phòng.

Cải tạo nguồn sáng và thông gió cho căn nhà

Một trong những bất lợi của những căn nhà có không gian chật hẹp là khả năng thông gió và chiếu sáng. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, chủ nhà có thể sử dụng một số biện pháp cải tạo như xây dựng thêm giếng trời, sân trước/sân sau, mở rộng cửa sổ và hệ thống đèn chiếu sáng.

Trong đó, biện pháp cải tạo khu vực sân trước và sân sau sẽ cho phép không khí tươi mát và ánh sáng tự nhiên tràn ngập vào nhà. Việc mở rộng cửa sổ và giếng trời cũng là một cách tuyệt vời để tăng cường ánh sáng tự nhiên và thông gió, tạo cảm giác thoải mái và thư thái cho chủ nhà.

Ngoài ra, hệ thống chiếu sáng nhân tạo cũng rất quan trọng trong việc tạo ra không gian sang trọng và thanh lịch. Các loại đèn như đèn ốp trần, đèn chùm,… có thể được sử dụng để tạo điểm nhấn và thêm sự ấm áp vào không gian.

Lựa chọn nội thất đa năng, thông minh

Một trong những cách tốt nhất để khắc phục việc thiếu không gian lưu trữ của căn nhà chật hẹp là chọn các món đồ nội thất đa chức năng. Ví dụ, chủ nhà có thể chọn mua một bàn học kết hợp với các ngăn kéo đựng đồ, giường ngủ có thể trải ra và gấp gọn khi không cần sử dụng,…

Ngoài ra, để không gian trở nên thoáng mắt hơn, chủ nhà nên loại bỏ những đồ dùng không cần thiết và chọn các mẫu nội thất có thiết kế đơn giản và tối giản. Ví dụ, khi lựa chọn kích thước của các mẫu tủ bếp, chủ nhà nên ưu tiên những mẫu nhỏ gọn hơn, không nên chọn các mẫu “quá khổ” so với diện tích căn phòng.

Sử dụng tông màu sáng để tạo không gian sạch sẽ, thoáng đãng

Màu sắc có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị giác và khả năng cảm nhận diện tích thực tế của căn phòng. Do đó, với những căn nhà có diện tích chật hẹp, chủ nhà nên ưu tiên lựa chọn những gam màu sáng hoặc trung tính như trắng, xám, be, vàng,…

Những gam màu này có khả năng làm cho không gian trở nên rộng rãi hơn so với thực tế. Bên cạnh đó, đây cũng là những màu sắc tinh tế, mang đến cảm giác thanh lịch và dễ chịu cho những người sinh hoạt trong không gian này. Chủ nhà có thể tận dụng tính linh hoạt của các gam màu này để phối hợp và tạo ra một không gian sống độc đáo, thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân và gu thẩm mỹ riêng.

Trên đây là 5+ giải pháp “hô biến” không gian chật hẹp trở nên THÔNG THOÁNG & RỘNG RÃI. Nếu chủ nhà thấy những thông tin trên là hữu ích, đừng ngần ngại mà hay bắt tay ngay vào công cuộc cải tạo nhà nhé!

Scroll to Top