Phương Pháp Để Cải Thiện Kỹ Năng Thuyết Trình Của Bạn

Rate this post

Những điều tôi chia sẻ dưới đây có thể sẽ giúp ích phần nào cho bạn trong việc cải thiện kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng của mình.

1. Thực hành:

Đương nhiên, bạn sẽ phải luyện tập nhiều lần cho phần trình bày của bạn. Nhưng đôi khi bạn sẽ không có đủ lượng thời gian luyện tập cần thiết, hãy nhớ rằng bạn thực sự có thể tận dụng mọi không gian để có thể luyện tập. Một trong những cách giúp việc thực hành của bạn hiệu quả là hãy nói và ghi âm những gì mình nói. Sau đó, khi nghe lại, bạn sẽ thấy cần điều chỉnh chỗ nào, cần thêm những thông tin gì, những dữ liệu nào bạn có thể bỏ qua,…

2. Biến đổi năng lượng thần kinh thành nhiệt huyết:

Nghe có vẻ lạ, nhưng tôi cũng sẽ thường xuyên uống chút nước và nghe 1 vài bản nhạc trước khi thuyết trình. Tại sao? Vì điều này giúp tôi đỡ bồn chồn cũng như giúp tôi tập trung vào buổi nói chuyện sắp tới.

3. Tham dự các buổi thuyết trình khác:

Hãy cố gắng tham dự một số buổi thuyết trình trước đó của các diễn giả khác. Điều này tạo cho bạn một cơ hội để cảm nhận khán giả. Tâm trạng của đám đông như thế nào? Trình bày có chiến lược hay tự nhiên? Người khác cũng có thể nói điều gì đó mà bạn có thể dùng lại trong những bài thuyết trình sau này của riêng bạn.

4. Đến sớm:

Luôn cho phép bạn dành nhiều thời gian để giải quyết mọi vấn đề trước buổi thuyết trình. Hãy đảm bảo bạn sẽ không bị trễ. Đến sớm cũng cung cấp cho bạn rất nhiều thời gian để thích nghi với không gian nơi bạn trình bày.

5. Hãy điều chỉnh tầm mắt của bạn đến toàn bộ khán phòng:

Bạn nên thay đổi hướng nhìn và phân bổ nó đến nhiều khu vực trong khán phòng nhằm giúp tạo thiện cảm với các khán giả. Điều này cũng một phần giúp bạn thấy được phần lớn mọi người có tập trung lắng nghe bạn hay không? Bạn cũng có thể biết được khu vực nào chưa thực sự tập trung như bạn mong muốn và đưa ra những điều chỉnh kịp thời.

6. Trao đổi với khán giả:

Trao đổi với khán giả làm cho bạn có vẻ dễ thương, thân thiện và gần gũi. Hãy hỏi những người tham dự sự kiện các câu hỏi và lắng nghe câu trả lời của họ. Họ thậm chí có thể đem đến cảm hứng cho câu chuyện của bạn.

7. Tư duy tích cực:

Cho dù bạn có tin hay không thì việc bạn thường xuyên suy nghĩ tích cực về 1 vấn đề, tạo cho mình những trạng thái hưng phấn về tâm lý trước khi bắt đầu buổi thuyết trình sẽ giúp bạn vượt qua nhiều rào cản về tâm lý khi nói trước đám đông. Khi bạn tư duy tích cực và tưởng tượng về những điều tích cực sẽ diễn ra trong buổi thuyết trình của mình, bạn sẽ hình dung rõ hơn các tình huống và xử lý chúng 1 cách dễ dàng.

8. Hãy tạo sự đồng cảm với khán giả:

Một trong những lo ngại và khó khăn nhất khi thuyết trình và nói trước công chúng là những khán giả đang bí mật chờ đợi để cười vào những sơ suất hoặc sai lầm của bạn. May mắn thay, đây không phải là trường hợp thường gặp khi thuyết trình. Hãy nhớ rằng: khán giả muốn nhìn thấy bạn thành công. Trong thực tế, ngay cả khi khán giả dường như không quan tâm, thì hầu hết mọi người đều nghe bài thuyết trình của bạn. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng, nhắc nhở mình rằng khán giả được nghe những gì bạn nói, và thực sự muốn nhìn thấy bạn nói về chủ đề hôm nay.

9. Hãy hít thở sâu:

Khi bạn lo lắng, cơ bắp của bạn thắt chặt, thậm chí bạn có thể gặp khó khăn trong việc giữ nhịp thở. Ngay lúc này, bạn hãy hít thở thật sâu. Những hơi thở sâu sẽ giúp máu của bạn lưu thông tốt hơn và cung cấp nhiều oxy lên não, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn và dễ chịu hơn

10. Nụ cười:

Khi cười, lượng endorphins của bạn sẽ tăng lên, điều này có tác dụng làm giảm đi sự lo lắng của bạn và giúp bạn bình tĩnh cũng như cảm thấy phấn chấn hơn. Mỉm cười cũng là 1 mẹo nhỏ trong kỹ năng giao tiếp giúp bạn thể hiện sự tự tin và nhiệt tình với đám đông.

Theo Kỹ năng thuyết trình

Scroll to Top