Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng chuẩn xác nhất 2020

PHỤ LỤC SỐ 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Quảng cáo/Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)

Kính gửi: …………………………………

1. Thông tin về chủ đầu tư:

– Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): …………………………………………………………………..

– Người đại diện: …………………………………… Chức vụ (nếu có): ………………………

– Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………..

– Số nhà: ………………… Đường/phố ………………. Phường/xã …………………………

– Quận/huyện Tỉnh/thành phố: ………………………………………………………………….

– Số điện thoại: …………………………………………………………………………………..

2. Thông tin công trình:

– Địa Điểm xây dựng: ……………………………………………………………………………..

– Lô đất số: ………………………. Diện tích ………………. m2.

– Tại số nhà: ………………………. Đường/phố ………………………

– Phường/xã ………………………………….. Quận/huyện …………………………………..

– Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………

3. Nội dung đề nghị cấp phép:

3.1. Đối với công trình không theo tuyến:

– Loại công trình: ………………………………….. Cấp công trình: ……………………………

– Diện tích xây dựng: ……… m2.

– Cốt xây dựng: ……… m

– Tổng diện tích sàn: …………m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: ……..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:

– Loại công trình: ……………………………. Cấp công trình: …………………………………

– Tổng chiều dài công trình: …………….. m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).

– Cốt của công trình: ………..m (ghi rõ cốt qua từng khu vực)

– Chiều cao tĩnh không của tuyến: …….. m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực).

– Độ sâu công trình: ………….m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực)

3.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng:

– Loại công trình: ……………………. Cấp công trình: ………………………………..

– Diện tích xây dựng: ……….m2.

– Cốt xây dựng: …………m

– Chiều cao công trình: ……..m

3.4. Đối với công trình quảng cáo:

– Loại công trình: …………………………….. Cấp công trình: ………………………………

– Diện tích xây dựng: ……………..m2.

– Cốt xây dựng: …………..m

– Chiều cao công trình: ……………….m

– Nội dung quảng cáo: …………………….

3.5. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:

– Cấp công trình: ………………..

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………m2.

– Tổng diện tích sàn: ………..m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: ………..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.6. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:

– Loại công trình: …………………………… Cấp công trình: ……………………….

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……….m2.

– Tổng diện tích sàn: ……….m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: …….m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.7. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến:

– Giai đoạn 1:

+ Loại công trình: ………………………. Cấp công trình: ………………………

+ Diện tích xây dựng: …….m2.

+ Cốt xây dựng: ………m

+ Chiều sâu công trình: ………m (tính từ cốt xây dựng)

– Giai đoạn 2:

+ Tổng diện tích sàn: ……..m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

+ Chiều cao công trình: ………m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

+ Số tầng: ……..(ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.8. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị:

– Loại công trình: …………………. Cấp công trình: ……………………

– Tổng chiều dài công trình theo giai đoạn: ………m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tnh, thành phố).

– Cốt của công trình: ……..m (qua các khu vực theo từng giai đoạn)

– Chiều cao tĩnh không của tuyến: ……..m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực theo từng giai đoạn).

– Độ sâu công trình: ………m (ghi rõ độ sâu qua các khu vực theo từng giai đoạn)

3.9. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:

– Tên dự án: ……………………………………

+ Đã được: ……….phê duyệt, theo Quyết định số: ……. ngày …………

– Gồm: (n) công trình

Trong đó:

+ Công trình số (1-n)(tên công trình)

* Loại công trình: ………………………….. Cấp công trình: ……………………………

* Các thông tin chủ yếu của công trình: …………………………………………

3.10. Đối với trường hợp di dời công trình:

– Công trình cần di dời:

– Loại công trình: ………………………………. Cấp công trình: ……………………..

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……………………………………………m2.

– Tổng diện tích sàn: …………………………………………………………………m2.

– Chiều cao công trình: ………………………………………………………………m2.

– Địa Điểm công trình di dời đến: ……………………………………………………..

– Lô đất số: …………………………… Diện tích …………………………………m2.

– Tại: ………………………………………… Đường: ………………………………..

– Phường (xã) ………………………………. Quận (huyện) ……………………….

– Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………….

– Số tầng: ……………………………………………………………………………..

4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ………………………………………

– Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………

– Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số …………. Cấp ngày …………..

– Tên chủ nhiệm thiết kế: ……………………………………………………………

– Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ………do ………….. Cấp ngày: …………………..

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………

– Điện thoại: ………………………………………………………

– Giấy phép hành nghề số (nếu có): …………………cấp ngày …………………..

5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………… tháng.

6. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:

1 –

2 –

…… ngày ……tháng ….. năm ……
Người làm đơn/Đại diện chủ đầu tư
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)

Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ khu vực nông thôn

Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ khu vực nông thôn
Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn

Như vậy, nếu nhà ở của bạn khi xây dựng đáp ứng được điều kiện trên thì bạn có thể nộp hồ sơ đến UBND cấp huyện để xin cấp giấy phép xây dựng. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 95 Luật Xây dựng 2014 thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn sẽ gồm các giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

– Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Bản vẽ thiết kế xây dựng;

– Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Cá nhân xây nhà ở có phải nộp thuế hay không?

Cá nhân xây nhà ở có phải nộp thuế hay không?
Cá nhân xây nhà ở có phải nộp thuế hay không?

Điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định:

“b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

Các loại thuế phải nộp khi thực hiện xây dựng nhà ở

Các loại thuế phải nộp khi thực hiện xây dựng nhà ở
Các loại thuế phải nộp khi thực hiện xây dựng nhà ở

Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản thi hành Luật thì: Đối tượng nộp thuế GTGT và thuế TNDN là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Theo quy định nêu trên thì các tổ chức, cá nhân có hoạt động xây dựng là đối tượng phải đăng ký, kê khai nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký kinh doanh hoặc nơi thực hiện xây dựng công trình, nhưng hiện nay nhiều nhà thầu xây dựng khi nhận thầu xây dựng (nhất là nhà ở của người dân) không thực hiện kê khai nộp thuế theo đúng Luật;

Do đó, nếu nhà thầu nhận khoán gọn công trình thì họ sẽ phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp trên toàn bộ giá trị công trình; nếu bạn (chủ hộ gia đình) tự mua vật tư xây dựng và tự thuê công nhân xây dựng lẻ hoặc có thuê thầu xây dựng nhưng không cung cấp được hợp đồng và các căn cứ chứng minh đã thuê thầu xây dựng thì bạn là người phải nộp thuế. Nếu bạn tự mua vật tư xây dựng thì cơ quan thuế không tính thuế vật tư của bạn.

Cách tính thuế:

– Thuế giá trị gia tăng: căn cứ tính thuế: giá tính thuế và thuế suất.

Điểm g khoản 1 điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:

” Điều 7. Giá tính thuế

1. Giá tính thuế được quy định như sau:…

g) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị;..”

Thuế suất thuế giá trị gia tăng mà bạn/chủ thầu phải chịu là 10 %

– Thuế thu nhập doanh nghiệp: căn cứ tính thuế: thu nhập tính thuế và thuế suất.

Điều 7 và điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định:

“Điều 7. Xác định thu nhập tính thuế

1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.

2. Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.

3. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế.

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này. “

Về thuế suất sẽ được xác định theo điều 10 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008:

“1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 13 của Luật này.

2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.

Mọi thông tin chi tiết liên quan đến đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng các độc giả hãy liên hệ trực tiếp với CÔNG TY CỔ PHẦN IIMC VIETNAM để được tư vấn và giải đáp chính xác nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách, chúc quý khách có một ngày làm việc đạt kết quả tốt và may mắn!

Thông tin liên hệ CÔNG TY CỔ PHẦN IIMC VIETNAM

Địa chỉ: 51 Yên Thế, Phường 2, Quận Tân Bình, TPHCM

Hotline: 0978.327.329

Email: info@iimcvietnam.com

Website: iimcvietnam.com

Fanpage: https://www.facebook.com/iimcvietnam/