Dạy con tính kỷ luật – Những thói quen tốt mẹ nên tập cho con ngay từ khi con nhỏ

Rate this post

Nuôi dạy con là cả một nghệ thuật. Hiểu con và biết cách rèn tính kỷ luật cho con, giúp chúng trở thành những cô cậu bé ngoan ngoãn là một điều đáng để các ông bố bà mẹ lưu tâm.

Dạy con ngoan đi vào khuôn phép là một công việc không hề đơn giản trong những năm đầu đời, đòi hỏi cách ứng xử và xử trí vô cùng khéo léo của ba mẹ. Chỉ cần ba mẹ cư xử không phù hợp trong những trường hợp bé gây ra lỗi, chính ba mẹ cũng sẽ trở thành người mắc lỗi. Vì vậy, để tránh những sai lầm khi nuôi dạy con, ba mẹ hãy tham khảo cách đưa con vào khuôn phép, nề nếp như sau.

1. Tập cho trẻ thói quen tự lập

– Dạy con tự lập chính là bạn đang truyền cho con thông điệp: “Con có giá trị, hữu ích và có khả năng”. Dù bạn cố bao bọc con thế nào thì cũng không thể đi theo con suốt cuộc đời, vì thế mà, hãy tập cho trẻ tự lập ngay từ bây giờ bằng các công việc nho nhỏ mà trẻ có thể tự làm được: đánh răng, rửa mặt, gấp quần áo…

– Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi một ngày nào đó, bạn nhận được sự giúp đỡ của trẻ trong việc quét nhà, lau nhà….

– Hơn thế nữa, bé học cách tự lập cũng có ích cho việc học các kiến thức học thuật, những điều bé đang học sẽ có thể được áp dụng vào những việc bé đang làm…

2. Treo thưởng cho những hành vi tốt

– Đôi khi trẻ cũng có những việc làm tốt mà bạn nên thưởng cho bé bằng những phần thưởng nho nhỏ, vừa mang tính động viên khích lệ, vừa để bé nhớ sau này hoàn thiện bản thân hơn.

– Trẻ sẽ có những nhận định đúng hơn về những việc nên làm và những việc không nên làm.

3. Phương pháp tính thời gian

– Hãy để trẻ tự do suy nghĩ trong một khoảng thời gian nhất định, hãy giới hạn khoảng thời gian để trẻ thực hiện những công việc đó. Đây chính là cách để bạn tập dần cho trẻ tính kỷ luật và tiết kiệm thời gian.

4. Khuyến khích trẻ tham gia những cuộc thi sáng tạo

– Mỗi cuộc thi đều có những nội quy riêng, hãy khuyến khích trẻ tham gia những cuộc thi đó. Không chỉ rèn luyện được tư duy sáng tạo của trẻ, đó còn là tinh thần đồng đội, sự cố gắng hết sức mình nhưng vẫn tuân thủ nguyên tắc cuộc chơi.

5. Hòa giải cuộc tranh luận

– Một số trẻ thường tranh luận với bố mẹ. Việc tranh luận có thể làm cho vấn đề trở nên rắc rối và mâu thuẫn hơn. Do đó, bạn không nên tranh luận gay gắt với con. Nếu thấy tình hình trở nên căng thẳng, bạn nghĩ cách để giải hòa.

– Nói ngắn gọn đúc kết có thể giúp bé hiểu rõ quan điểm của bạn hơn là tranh luận gay gắt. Trẻ sẽ học được rằng không nên có cuộc cãi nhau và hòa giải cuộc tranh luận là cách tốt nhất cho mọi người.

Ngoài ra, để tốt cho sự phát triển của trẻ, nhiều bậc phụ huynh đã chọn cho con những lớp học kỹ năng, đặc biệt là trong mùa hè này, khi con tạm ngưng những chương trình đào tạo nặng nề ở trường lớp.

 

Scroll to Top