SEO là gì?
Trước tiên hãy nhìn tấm ảnh dưới đây:
Khi bạn search từ khóa “máy chạy bộ”, bạn có thể nhìn thấy hàng loạt kết quả tìm kiếm.
Phần đầu tiên, có ghi là “Qc” (quảng cáo) hoặc “Ad” (advertising) có nghĩa là Google Adwords, và phần tiếp theo không có những chữ ấy kế bên đó là S.E.O (Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).
Và theo thứ tự, các website đứng ở vị trí kế tiếp lần lượt được xem là có vị trí top 1, top 2, top 3 trên Google.
Đôi khi bạn nghĩ rằng những website thuộc sở hữu của những thương hiệu nổi tiếng, có lượng traffic (lượng truy cập) cực kì lớn thì mới đứng lên những vị trí đầu được, và dĩ nhiên, những doanh nghiệp nhỏ lẻ chưa có tên tuổi và ít được mọi người biết đến sẽ không bao giờ đứng ở vị trí top đầu này.
Tuy nhiên, sự thật không phải vậy!
Tất cả các vị trí top đều có phương pháp để được lên thứ hạng trên bộ máy tìm kiếm, và thuật ngữ chuyên môn gọi đó là SEO.
Vậy chính xác seo là gì?
SEO (viết tắt của Search Engine Optimization) là tên gọi của các phương pháp được sử dụng nhằm cải thiện thứ hạng của một website trên trang kết quả công cụ tìm kiếm (và thông thường, công cụ đó chính là Google).
SEO không chỉ giúp xây dựng website thân thiện với bộ máy tìm kiếm, mà còn giúp website chất lượng hơn trong mắt người dùng.
Để cuối cùng, mục tiêu của SEO chính là: gia tăng số lượng & chất lượng lưu lượng truy cập (hay còn gọi là traffic) của khách hàng tiềm năng vào website.
Cấu trúc bài viết chuẩn SEO?
-
Tiêu đề bài viết
Tiêu đề bài viết là phần quan trọng nhất của một bài viết chuẩn SEO. Bạn phải luôn cố gắng liên kết tiêu đề với nội dung trong bài viết. Tiêu đề phải chứa từ khóa cần SEO. Ngoài ra, để người dùng có thể tìm thấy bài viết của bạn bằng các từ khóa liên quan với key chính, bạn có thể lồng ghép thêm các từ khóa phụ này vào tiêu đề bài viết.
-
Thẻ miêu tả của bài viết
Trong phần hiển thị kết quả search của Google có 3 phần: đường dẫn, tiêu đề bài viết và thẻ miêu tả. Như vậy, việc tối ưu thẻ miêu tả bài viết vô cùng quan trọng. Nó xác định cho người dùng thấy, bài viết của chúng ta có gì đặc biệt so với các bài viết có nội dung tương tự khác. Độ dài thẻ miêu tả tối ưu vào khoảng tầm 150 ký tự. Thẻ miêu tả cũng cần lưu ý chứa từ khóa cần SEO và các từ khóa liên quan.
-
Tối ưu nội dung bài viết chuẩn SEO
Chúng ta cần tập trung chỉ cho nó thấy đâu là cái trọng tâm của cả bài viết. Để làm được điều này, chúng ta nhắc lại nhiều lần từ khóa chính của bài viết một cách tự nhiên nhất có thể. Chúng ta có thể sử dụng các kỹ thuật in đậm, in nghiêng các từ khóa chính và từ khóa liên quan trong bài viết.
-
Tối ưu thẻ Heading của bài viết
Thẻ Heading giống như những đoạn chỉ mục đánh dấu những nội dung quan trọng trong bài viết của bạn. Nó được ví như những tiêu đề của từng ý trong bài viết.
- Thẻ H1: Trong các lập trình web, thẻ H1 được mặc định cho phần tiêu đề bài viết.
- Thẻ H2: Các ý chính phát triển nội dung cho bài viết.
- Thẻ H3: Diễn giải cho các ý chính H2
- Thẻ H4, H5, H6….
-
Tối ưu thẻ Alt của hình ảnh trong bài viết
Để bot Google có thể hiểu được ý nghĩa của ảnh minh họa trong bài viết, chúng ta cần tối ưu thẻ Alt hay còn gọi là thẻ chú thích của hình ảnh.
-
Tối ưu Internal Link
Internal link hay còn được gọi là link nội bộ. Những link này có tác dụng điều hướng, định hình nên cấu trúc website của bạn. Ngoài ra, internal link còn có tác dụng giữ người đọc ở lại website của bạn lâu hơn, giúp người đọc hiểu hơn về nội dung mà bạn đang truyền tải.Tương tự như vậy với các bot Google, công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá cao hơn nếu website của bạn có những link điều hướng tốt, hữu ích với người dùng.
-
Viral (quảng bá) bài viết
Sau khi bạn hoàn thành bài viết và các tối ưu hết yếu tố trong SEO, bạn có thể đưa bài viết của mình chia sẻ trên các mạng xã hội. Ví dụ: facebook, G+, Twitter, các diễn đàn liên quan. Làm như vậy, bài viết của bạn sẽ được nhiều người biết đến hơn, tăng tỷ lệ truy cập website.
-
Kiếm tra bài viết đã được index chưa
Tốc độ index của mỗi website là khác nhau và phụ thuộc vào độ mạnh và độ uy tín của website. Thông thường, sau khi ta đăng bài, thì sau khoảng nửa tiếng, đến một tiếng hoặc nửa ngày hoặc thậm chí 1 tuần, bài viết của ta mới được index bởi Google.
-
Kiểm tra lại các yếu tố Onpage
Bạn có thể sử dụng các công cụ như SeoQuake hoặc Google developer để kiếm tra các tiêu chí về mật độ từ khóa hoặc các thẻ H trong bài viết.
-
Kiểm tra lại cấu trúc bài viết
Kiểm tra xem cấu trúc bài viết đã ổn chưa, các câu từ mình sử dụng đã dễ hiểu cho người đọc chưa, các ví dụ và các thông tin diễn giải bổ sung đã đầy đủ chưa.
Nguồn: thietkewebchuanseo