“Bật mí” 1 buổi thăm khám tổn thương dây chằng chéo tại Trung tâm Trị liệu & PHCN Myrehab Matsuoka

Rate this post

Gần đây, Trung tâm Trị liệu & PHCN Myrehab Matsuoka có tiếp nhận 1 bệnh nhân bị tổn thương dây chằng chéo cần được phục hồi chức năng. Vậy cùng xem 1 buổi thăm khám tổn thương dây chằng chéo tại đây sẽ diễn ra như thế nào nhé.

1. Thăm khám

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được ThS. BS CKII Đặng Thị Kim Hương – Nguyên trưởng khoa PHCN Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và giờ là bác sĩ tại Trung tâm Myrehab Matsuoka trực tiếp thăm khám lâm sàng và đánh giá tổng quan mức độ tổn thương dây chằng chéo.

Khi trao đổi với bác sĩ, bệnh nhân chia sẻ tiền sử trước đây có đi đá bóng và bị chấn thương. Bây giờ khi đi lại, đầu gối có biểu hiện lỏng và đau, chân có cảm giác yếu. Sau đó, bác sĩ Hương đã đặt một số câu hỏi định hướng triệu chứng rõ ràng để bước đầu xác định được những dấu hiệu bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp phải và tiến hành kiểm tra chi tiết hơn để đánh giá chính xác nhất.

Bác sĩ Hương thực hiện các thao tác kiểm tra tầm vận động khớp gối và thấy đầu gối bệnh nhân có thể co, duỗi bình thường. Tiếp đó, bác sĩ thực hiện nghiệm pháp dấu hiệu ngăn kéo trước bằng cách đẩy khớp gối trước sau và phát hiện 1 bên gối của bệnh nhân có dấu hiệu lỏng rõ rệt.

Bác sĩ tiến hành kiểm tra thêm dấu hiệu Lachman và Pivot shift bằng cách giữ khớp gối gối của bệnh nhân ở trạng thái gập và tiến hành xoay khớp theo chiều nhất định để đánh giá chi tiết hơn về tình trạng tổn thương dây chằng chéo của bệnh nhân.

Bệnh nhân được thăm khám kỹ càng để đánh giá chính xác mức độ tổn thương dây chằng chéo

2. Chẩn đoán 

Sau khi kiểm tra khớp gối bệnh nhân xong, bác sĩ Hương đánh giá bệnh nhân bị teo cơ đùi và có dấu hiệu lỏng khớp gối. Để chẩn đoán chính xác hơn, bệnh nhân được gửi đi chụp cộng hưởng từ và thấy rằng có đụng dập cả dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau, nhưng sụn trên không bị tổn thương.

Bác sĩ chia sẻ: “Với trường hợp như thế này thì có thể tiến hành điều trị vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Bệnh nhân được hướng dẫn tập các bài tập theo từng tiến trình và tập các máy tập để làm khỏe các nhóm cơ tứ đầu đùi, nhóm cơ hamstring và toàn bộ chân. Thời gian điều trị từ 2 – 3 tháng. Sau đó sẽ được đánh giá lại nếu bệnh nhân vững khớp gối, cơ khỏe lên thì không cần phẫu thuật.” 

Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng điều trị, gối vẫn lỏng và cơ teo đi nhiều thì sẽ phối hợp cùng bác sĩ phẫu thuật đánh giá lại xem có cần can thiệp phẫu thuật không. Trường hợp bệnh nhân bắt buộc phải phẫu thuật thì cũng cần trị liệu phục hồi chức năng tiếp ngay sau đó để tăng cường sức khỏe các nhóm cơ, khôi phục tầm vận động và khả năng vận động như trước khi bị tổn thương,… Vì việc phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo thôi là chưa đủ, nếu không kết hợp phục hồi chức năng sẽ khiến khớp kém linh hoạt, không thể trở lại với các hoạt động bình thường như trước.

Vì vậy, để chắc chắn bệnh nhân nên đến thăm khám với bác sĩ PHCN trước để đánh giá chính xác mức độ tổn thương dây chằng chéo để có các phương án điều trị phù hợp.

Bệnh nhân nên đến thăm khám với bác sĩ PHCN trước để đánh giá chính xác mức độ tổn thương dây chằng chéo để có các phương án điều trị phù hợp

3. Lộ trình điều trị

Lộ trình phục hồi tổn thương dây chằng chéo tại Myrehab Matsuoka sẽ bao gồm cả vật lý trị liệu và các bài tập vận động.

1 – Vật lý trị liệu: Căn cứ theo thể trạng và mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp vật lý trị liệu như nhiệt trị liệu (nhiệt lạnh, nhiệt nóng), điện xung, sóng xung kích, laser, massage,… Các phương pháp này giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, tác động sâu vào các tổ chức dưới da thúc đẩy quá trình làm lành vết thương,… giúp tăng cường sức mạnh cơ, tăng cường khả năng vận động tránh teo cơ, hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng tốt hơn,…

2 – Vận động trị liệu: Dưới đây là các bài vận động trị liệu mà bệnh nhân bị tổn thương dây chằng chéo cần thực hiện sau phẫu thuật, mọi người có thể tham khảo:

  • Làm khoẻ nhóm cơ tứ đầu đùi: Sử dụng máy FACTUM novus II Knee flexor/Extensor được cài đặt thời gian và mức độ cân nặng của máy phù hợp với lực cơ của bệnh nhân. Sau đó bác sĩ sẽ đánh giá quá trình tập luyện của bệnh nhân và đưa ra các bài tập phù hợp ở mức độ cấp cao hơn.

  • Làm khoẻ nhóm cơ khép háng và nhóm cơ mông: Bệnh nhân được hỗ trợ thông qua thiết bị FACTUM novus II Abductor/Adductor. Bác sĩ sẽ đánh giá lực cơ của bệnh nhân để đặt chế độ luyện tập trên máy phù hợp, đồng thời lưu thẻ nhớ của từng bệnh nhân nhằm kết nối trực tiếp các máy với nhau và đặt lịch trình cho bệnh nhân trong từng buổi tập, giúp rút ngắn quá trình điều trị.

  • Tập lên/xuống cầu thang: Bác sĩ sẽ đánh giá lực cơ của bệnh nhân để giúp bệnh nhân lên xuống cầu thang dễ dàng và giúp bệnh nhân trở lại các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

  • Tập đạp xe: Sau thời gian mổ từ 4 – 6 tuần, khi bệnh nhân tập gối gấp được khoảng 110 –  120 độ thì sẽ thực hiện vận động trên thiết bị đạp xe đạp giúp điều hoà nhóm cơ 2 chân, giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống hàng ngày. Thiết bị được cài đặt các chế độ từ nhẹ đến nặng hơn phù hợp với cơ lực của bệnh nhân để làm khỏe các nhóm cơ của bệnh nhân sau phẫu thuật.

Bệnh nhân sử dụng máy FACTUM novus II Knee flexor/Extensor để tăng sức khoẻ nhóm cơ tứ đầu đùi

Tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka, mỗi bệnh nhân sẽ được thăm khám cẩn thận và tư vấn phác đồ trị liệu cá nhân hóa dựa trên mức độ tổn thương và thể trạng của từng người. Mọi thông tin về bài tập, tiến độ phục hồi đều được lưu trữ trong chiếc thẻ định danh tại hệ thống máy tập FREI, nhờ vậy mà không chỉ bác sĩ mà cả người bệnh đều có thể thấy được hiệu quả phục hồi trong quá trình tập luyện. 

Ngoài ra, trong suốt quá trình tập luyện của người bệnh luôn có kỹ thuật viên đồng hành và bác sĩ theo dõi thường xuyên để đánh giá hiệu quả tập luyện, tiến độ phục hồi để đưa ra những thay đổi cho chương trình tập. Hệ thống trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu, kết hợp cùng các bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hồi chức năng, Myrehab Matsuoka chính là 1 địa chỉ tin cậy giúp người bệnh phục hồi chức năng sau chấn thương hiệu quả, nhất là đối với những bệnh nhân bị tổn thương dây chằng chéo.

Scroll to Top