Những điều mẹ cần biết khi trẻ bị táo bón – Thực phẩm điều trị và đẩy lùi nguy cơ táo bón cho bé

Rate this post

Dấu hiệu của trẻ bị táo bón

Táo bón là tình trạng đi tiêu phân khô cứng, buồn nhưng không đi được, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày sau mới đi được.

Táo bón không khó phát hiện nếu như người mẹ quan tâm thường xuyên đến việc đại tiện của con. Tuy nhiên , mẹ lưu ý rằng táo bón không thể đánh giá được hoàn toàn dựa trên số lần đi đại tiện của bé, bởi thực tế có bé đi tiêu đều đặn nhưng phân cứng thì rất có thể bị táo bón. Có trẻ 2-3 ngày mới đi đại tiện một lần nhưng phân mềm thành khuôn thì cũng không thể kết luận là táo bón được.

Nguyên nhân nào dẫn đến hiên tượng táo bón ở trẻ

Nguyên nhân thứ nhất: Trẻ bị tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa như phình to đại tràng, bệnh suy giáp…Đây thường là các loại bệnh bẩm sinh thường khó chữa. Trong những trường hợp này mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.

Nguyên nhân thứ hai: do sai lầm trong chế độ dinh dưỡng như: cho trẻ uống ít nước, ăn ít chất xơ, nhiều chất đạm do ăn ít rau xanh, quả chín, pha sữa quá đặc, ăn chưa đúng về số lượng hàng ngày, trẻ ăn sữa bò dễ bị táo bón hơn sữa mẹ, mẹ bị táo bón cho con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón.

Một số nguyên nhân khác như: trẻ bị nứt hậu môn, bị trĩ nên thường bị đau khi đi ngoài do co thắt hậu môn. Do trẻ dùng quá nhiều thuốc kháng sinh giảm ho có codein. Do các yếu tố tinh thần như sợ bẩn khi đi đại tiện hoặc ngại đi đại tiện nhất là trẻ em khi đến trường học.

>>>Xem thêm: Tướt lẫy là gì? Trẻ đi tướt lẫy nhiều tốt hay xấu

Cách phòng ngừa táo bón cho trẻ

Để hạn chế trẻ gặp phải tình trạng táo bón, mẹ cần lưu ý một số bước đơn giản sau

– Bảo đảm cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, cụ thể là 3 – 4 cốc một ngày

– Bổ sung đủ chất xơ cho trẻ từ rau xanh, hoa quả

– Duy trì các hoạt động hàng ngày của trẻ, cho trẻ tập thể dục đều đặn

– Lên lịch ăn uống điều độ cho trẻ

– Tạo thói quen đi đại tiện cho trẻ vào một giờ nhất định

Thực phẩm điều trị và đẩy lùi nguy cơ táo bón cho bé

1. Quả bơ giúp đẩy lui táo bón cho trẻ

Bơ là loại quả đứng đầu về hàm lượng chất xơ, rất tốt cho trẻ bị táo bón. Không chỉ tốt mà bơ cũng là một loại quả dễ chế biến. Mẹ chỉ cần dùng thìa dầm nhuyễn phần thịt bơ. Tiếp đến, cho vào bơ nhuyễn một vài hạt muối, trộn đều lên cho muối tan ra rồi cho bé thưởng thức.

3. Dưa hấu hạn chế nguy cơ táo bón

Dưa hấu được biết đến như một loại quả an toàn cho bé bị táo bón. Vì hàm lượng chất xơ, vitamin C và đặc biệt là thành phần nước cao giúp bổ sung lượng nước bị mất và giúp hệ tiêu hóa của bé làm việc tốt hơn

4. Mật ong bôi hậu môn giúp trẻ nhanh hết táo bón

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng

Nhắc đến trị táo bón ở trẻ nhỏ, không thể không nhắc tới phương thuốc công hiệu số 1: Mật ong. Mật ong có tính nóng, khi bôi hậu môn bé sẽ giúp kích thích co thắt các vòng cơ hậu môn, giúp bé đẩy phân dễ dàng.

Mẹ có thể lấy một ít mật ong rừng, bôi vào đầu que bông mềm hoặc cọng hành nhỏ rửa sạch hay cọng rau mồng tơi rồi ngoáy hậu môn bé sâu khoảng 1cm và cả phía bên ngoài. Chỉ sau 5-10 phút, trẻ sẽ đi tiêu dễ dàng.

5. Rau mồng tơi ngoáy hậu môn giúp trẻ nhanh thoát khỏi táo bón

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng

Một trong những mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ rất lành, lại hiệu quả, đó chính là lấy cọng rau mồng tơi ngoáy hậu môn cho bé. Mẹ có thể ra chợ, chọn mua những cọng rau mồng tơi tươi, xanh và có cuống cứng. Độ to cọng mồng tơi phù hợp với tháng tuổi của bé.

6. Ngâm nước ấm

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng

Nước ấm cũng có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn của trẻ. Với trẻ mới có dấu hiệu táo bón, mẹ có thể chuẩn bị một chậu nước ấm, cho bé ngâm mông từ 5-10 phút mỗi lần, ngày 2-3 lần. Ngâm nước ấm áp dụng với trẻ mới có dấu hiệu táo bón.

Một mẹo khác cũng rất hiệu quả, mẹ có thể dùng khăn ướt hoặc khăn xô, nhúng qua nước nóng, vắt rồi để nguội đến nhiệt độ hợp lý (không nguội quá sẽ mất tác dụng) rồi dí trực tiếp vào hậu môn trẻ, giữ và day khoảng 30 giây đến 1 phút. Trẻ sẽ đi tiêu ngay sau đó.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn bí quyết triệt lông cho trẻ sơ sinh có lông ở vành tai

7. Bột sắn

Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 6 tháng

Bột sắn có tính mát, sẽ giúp bé thanh nhiệt, hết nóng trong và đi tiêu dễ dàng. Với trẻ đã ăn dặm, mẹ có thể quấy ít bột sắn vào cùng cháo của bé hoặc trộn quấy bột sắn, vừng đen cho trẻ ăn vài thìa sẽ có hiệu quả không ngờ.

8. Nước cam sữa chua

Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 8 tháng

Cam kết hợp cùng sữa chua giúp bé đi tiêu dễ dàng.

Axit khi vào ruột rất tốt cho hệ tiêu hóa và tác dụng rất nhanh. Khi trẻ uống cốc nước cam, chanh xong thì rất muốn đi vệ sinh, có thể hơi đau bụng nên càng muốn đi thật nhanh. Mẹ có thể vắt cho bé uống khoảng 60ml nước cam, sau đó hai tiếng cho con ăn thêm một nửa hộp sữa chua, bé sẽ đi tiêu cực dễ dàng

9. Xoa bụng

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng

Massage vùng bụng cho bé là một cách hiệu quả để giảm và phòng ngừa táo bón. Phương pháp này có thể thực hiện khi bé mặc quần áo, nhưng hiệu quả hơn nếu để bé cởi trần.

Mẹ phải đợi tối thiểu là một giờ sau khi trẻ ăn mới massage cho bé nhé. Khi thực hiện, đặt bé nằm ngửa với bàn chân hướng sát về phía mẹ.  Mẹ dùng phần cổ tay bên phải áp sát vào phần cơ bụng của trẻ. Đồ chơi gỗ kích thích sáng tạo cho bé có nhiều mẫu để mẹ lựa chọn.

Massage vùng bụng cho bé là một cách hiệu quả để giảm và phòng ngừa táo bón.

Sau đó, xoa từ phần bụng trên bên phải sang phần bụng trên bên trái, rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa xoay day đẩy như vậy. Động tác xoa không nên làm nặng tay quá, mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần, cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được, cũng nên tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 đến 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị. Nếu trời lạnh, mẹ nên rửa tay bằng nước ấm để làm ấm tay trước khi xoa bụng bé, tránh khiến con giật mình vì lạnh.

Scroll to Top