Một chút lưu ý trước khi chúng ta bắt đầu nè. Đầu tiên, bài hướng dẫn này chỉ nhắm đến những thợ ảnh, nên tớ sẽ không đề cập đến việc quay video mặc dù có những concept rất tương đồng. Thứ hai, nếu bạn đã biết tại sao bại muốn/nên có một chiếc máy ảnh DLRS thì hãy kéo xuống luôn phần những mẹo chọn máy ảnh DLSR ở phần thứ 3 nhé!
>>Tổng hợp các trang về Kiến Thức mới nhất 2020
Máy ảnh DSLR là gì?
– Hầu hết tất cả mọi người, khi đi chọn mua chiếc máy ảnh DSLR đầu tiên, đều là bởi vì họ đã thấy ai đó, phụ huynh, bạn bè, hoặc một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng một chiếc máy ảnh to bự và tự nhủ: “Uầy nhìn cái máy ảnh kia kìa, chắc họ phải chụp ảnh giỏi lắm. Ước gì mình cũng có một chiếc máy ảnh như thế..” và thế là cậu tới cửa hàng máy ảnh, và anh chàng tư vấn bắt đầu ba hoa về cảm biến và ISO các thứ và cậu bắt đầu thấy tất cả mấy cái vòng xoay, rồi nút, rồi núm vặn rồi các thứ các kiểu trông rất phức tạp vcđ và thậm chí còn cảm thấy lo sợ một chút nữa. Hoặc là không Và cuối cùng thì cậu nhờ họ tư vấn hộ cậu, đó cũng là lý do chính mà cậu đến đấy mà đúng không?
– Vậy thì, máy ảnh DSLR là gì? À ừ thì nó đại loại là “máy ảnh điện tử sử dụng một thấu kính phản chiếu” (DLSR là viết tắt của Digital Single-Lens Reflex), có thể hiểu nôm na là trong chiếc máy ảnh DSLR sẽ có một tấm gương cho phép cậu có thể nhìn vào viewfinder và thấy chính xác những hình ảnh thu được từ lens.
Bằng cách này thì hình ảnh thu được sẽ giống hệt như những gì mà cậu nhìn thấy. Khi cậu bất nút chụp, chiếc gương sẽ bật ra, cho phép cảm biến nhận diện được những gì mà cậu vừa thấy khi ngắm bằng viewfinder, rồi ghi lại khoảnh khắc đó. Với sự ra đời và phát triển của máy ảnh điện tử hiện đại cùng ống ngắm điện tử khiến cho việc này không còn quá quan trọng như nó đã từng trong quá khứ nữa, nhưng cũng chính là một trong những lý do mà những máy SLR trở nên phổ biến.
Tại sao nên sở hữu một chiếc DSLR?
Có khả năng điều chỉnh thủ công
Có một vài lý do chính mà bạn nên sở hữu một chiếc DSLR, đó là nâng cao chất lượng ảnh mà bạn có thể chụp được, sở hữu khả năng thay đổi nhiều ống kính khác nhau dành cho nhiều mục đích khác nhau và cuối cùng có chế độ điều chỉnh thủ công.
Chế độ điều chỉnh thủ công chính là nơi chưa đựng những cải tiến thực sự. Những hệ thống máy ảnh compact thường có nhiều chế độ như kiểu “thể thao”, “hoàng hôn”, “chân dung” hay “cận cảnh”… Còn máy SLR thì thường chỉ có 5 chế độ: Tự động hoàn toàn (Full Auto – thường là biểu tượng hình vuông/chữ nhật màu xanh lá cây), Tự động chỉnh bằng phần mềm (Program Auto – P), Ưu tiên khẩu độ (Aperture Priority – A hoặc Av), Ưu tiên tốc độ (Shutter Priority – S hoặc Tv), và Thủ công (Manual – M). Trừ chế độ Full-Auto ra thì mỗi chế độ đều cho phép người dùng dễ dàng điểu chỉnh các thông số chụp; những thông số đó là khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO – tạm gọi là “bù sáng”. Tớ sẽ không đi quá sâu vào vấn đề này, đại loại là cậu có gần như hoàn toàn quyền điều ảnh hình ảnh với rất ít sự trợ giúp đến từ camera.
*Vài chiếc SLR có thêm vài chế độ như tớ đã liệt kê ở phần máy ảnh compact nhưng tớ không khuyến khích việc sử dụng chúng vì với những chế độ này cậu có rất ít quyền điều chỉnh lên cài đặt hình ảnh.
Chất lượng ảnh cao
Chất lượng hình ảnh trong trường hợp này không liên quan đến những thứ như độ trong hay độ sắc nét của hình ảnh. Nói một cách đơn giản thì nó như là một bức hình được lấy nét rõ ràng vậy, cho dù có zoom to lên thì vẫn thấy/phân biệt được các chủ thể/màu sắc khác nhau.
Tương thích khi kết hợp với các loại ống kính khác nhau cho nhu cầu sử dụng
Khả năng thay đổi nhiều ống kính khác nhau cho phép cậu sử dụng được nhiều lens khác nhau, và thực sự mở ra nhiều khả năng cho chiếc máy ảnh đấy. Cơ mà về lens thì tớ sẽ nói ở phần dưới.
Nên mua máy ảnh DSLR nào?
– Ở phần này, tớ sẽ đi qua vài vấn đề phổ biến mà tớ đã thấy. Điều cơ bản đầu tiên là những máy DLSR tồi thường rất hiếm và nếu cậu mua một chiếc DSLR thì đa số các trường hợp nó đều rất đáng tiền, sự lựa chọn ở đây là sở thích mà thôi.
– Một trong những câu hỏi mà tớ nhận được nhiều nhất đấy chính là “Mua máy Canon hay Nikon bây giờ?” Và tin tớ đi, cái câu hỏi này có thể gây ra chiến tranh giữa các vì sao luôn đấy. Và để tóm gọn lại thì các câu hỏi sẽ thường là “Mua máy ảnh của hãng nào bây giờ?”
Đây là một câu hỏi khá quan trọng bởi vì một hệ thống máy ảnh (bao gồm body máy, lens, flash,..) là một khoản đầu tư không nhỏ, thậm chí có thể lên đến vài nghìn $, và một khi cậu đã bắt đầu, thì rất khó có thể bán hết tất cả đi và mua bộ mới (tin tớ đi, tớ thử rồi, tớ vẫn còn vài cái lens Canon vớt lăn lóc trong nhà vì không thể bán được nè). Vậy nên dưới đây là một số các hãng máy ảnh và góc nhìn cá nhân của tớ về từng hãng nhé:
• Canon/Nikon:
một số người sẽ nổi điên lên khi thấy tớ gộp hai hãng này vào một nhóm cho mà xem nhưng tớ nghĩ đây là hai hãng cạnh tranh trực tiếp mà khó có đối thủ nào cạnh tranh được về doanh số. Giá thành khá tương đồng với chất lượng sản phẩm. Chỉ vì cậu thích một trong hai công ty hơn mà nói rằng công ty còn lại không tốt thì nó sai quá sai luôn ý. Họ là hai gã khổng lồ trong lĩnh vực nhiếp ảnh là có lý do đấy. Thêm nữa, vì đây là hai công ty lớn nhất nên nếu cậu gặp phải một vấn đề nào đó thì việc tìm kiếm/hỏi về cách khắc phục sẽ dễ dàng hơn trên các diễn đàn/group trên mạng so với các hãng khác.
• Sony:
7 năm trước, Sony đã thâu tóm được công ty sản xuất máy ảnh Minolta, và từ đó đến nay đã đút đít họ lên trở thành một trong những công ty thành công nhất trên thị trường. Họ còn hợp tác với công ty sản xuất lens Carl Zeiss
để nâng cao chất lượng lens của mình và vươn lên dẫn đầu trong mảng R&D (Research and development – Nghiên cứu và phát triển). Mất một khoảng thời gian khá dài thì các công ty nhiếp ảnh lớn khác mới chịu công nhận Sony là nhãn hiệu nhiếp ảnh thật sự, cơ mà mọi người vẫn cãi nhau về việc này suốt. Máy ảnh dòng Alpha của Sony chắc chắn là không thua kém bất kì máy ảnh của nào của Canon hay Nikon về mặt chất lượng và họ cũng là một đối thủ cạnh tranh lớn, đặc biệt là với doanh số khủng trong mảng máy ảnh mirrorless, điều mà chút nữa tớ sẽ nói sau.
để nâng cao chất lượng lens của mình và vươn lên dẫn đầu trong mảng R&D (Research and development – Nghiên cứu và phát triển). Mất một khoảng thời gian khá dài thì các công ty nhiếp ảnh lớn khác mới chịu công nhận Sony là nhãn hiệu nhiếp ảnh thật sự, cơ mà mọi người vẫn cãi nhau về việc này suốt. Máy ảnh dòng Alpha của Sony chắc chắn là không thua kém bất kì máy ảnh của nào của Canon hay Nikon về mặt chất lượng và họ cũng là một đối thủ cạnh tranh lớn, đặc biệt là với doanh số khủng trong mảng máy ảnh mirrorless, điều mà chút nữa tớ sẽ nói sau.
• Fujifilm:
tớ nghĩ là họ vẫn còn vài chiếc máy ảnh DSLR trên thị trường, cơ mà thực sự thì gần đây họ tập trung phát triển về nhưng máy ảnh compact chất lượng cao và máy mirrorless chuyên nghiệp hơn, ví dụ như em yêu của tớ X-Pro1 (không phải tớ thiên vị hay gì đâu). Máy DSLR của Fujifilm dùng lens của Nikon, còn máy mirrorless của họ thì dùng lens XF với X-mount. Chất lượng sản phẩm rất tuyệt, cơ mà giá thì phải nói là hơi cao (mấy cái lens FX giá rẻ thì rơi vào khoảng 600$, còn mấy cái đắt hơn thì có giá tầm 1200$ trở lên) và sự lựa chọn về lens gốc [ Trans: máy ảnh có thể lắp ngàm chuyển vào lens để nhận những lens cũ hoặc từ những nhà sản xuất khác ] là khá hạn chế.
• Leica/Hasselblad:
[ Trans: mấy hãng này như kiểu Rolex của làng nhiếp ảnh ấy ] nếu cậu muốn xem máy ảnh có thể đắt đến như thế nào thì… tham khảo hai hãng trên nhé.
• Panasonic, Pentax,.. :
để mà nói thì những công ty này không hướng đến toàn bộ thị trường mà chỉ một phần những khách hàng với nhu cầu đặc biệt thôi. Cơ mà nếu cậu đào sâu một chút thì những hãng này có những deal khá là ngon lành đấy. [ Trans: tớ thề luôn là nghịch mấy cái lens đời Tống của Pentax hay cực, còn rẻ nữa, không đắt đâu, bạn nào có điều kiện cứ chơi thử nhé ]
Tóm lại:
Cậu nên mua máy nào bây giờ? Một yếu tố quan trọng ở đây là cậu có muốn chia sẻ/trao đổi/cho mượn lens với các thành viên trong gia đình/bạn bè hay không. Nếu có thì cứ mua cùng hãng với họ thôi, nếu không thì việc trao đổi/cho mượn lens là một vấn đề khá khó khăn đấy. Còn không có nhu cầu trao đổi hay cho mượn gì hết, vợ mày mày xài vợ tao tao xài thì.. cứ ra cửa hàng, cầm máy lên, chụp thử vài tấm, ưng em nào thì xúc em đấy thôi.
– Lúc trước tớ đã nhắc đến máy ảnh mirrorless một vài lần rồi đúng không? Thì máy ảnh mirrorless là một hệ máy hiện tại còn khá là mới. Nó vận hành khá là tương đồng với những máy ảnh compact, cậu sẽ có một viewfinder LCD hoặc điện tử ở phía sau máy, và đó là mà cậu định vị hình ảnh thay cho việc ngắm bằng ống ngắm phản chiếu từ gương qua lens. Vấn đề lớn nhất mà cậu sẽ tìm thấy khi sử dụng máy mirrorless đó chính là có một khoảng delay nhỏ giữa những gì cậu thấy trên viewfinder và những gì đang diễn ra. Với một số người thì đây là một vấn đề lớn, còn với số khác thì không. Theo tớ biết thì máy ảnh mirrorless có ống ngắm quang học ở thời điểm hiện tại là Fujifilm X-Pro1, cơ mà dù sao đi nữa thì nó giống như kiểu cậu muốn tìm rangefinder trên máy DSLR vậy, nên là..
– Và câu hỏi lớn nhất cậu cần đặt ra đó là:
“Bạn có bao nhiêu tiền để đầu tư cho nhiếp ảnh?”
• <500$
– Cách tốt nhất để mua máy ở budget này một cách đáng tiền đó chính là mua máy đã qua sử dụng. Cậu có thể mua được một chiếc low-level DSLR cũ cùng lens kit với giá chỉ dưới 500$, và có thể cậu cần mua thêm lens đấy vì thường thì lens kit nó cũ khá là nhanh.
• 500 – 1000$
– Cậu vẫn nên tìm deal ở những chợ máy ảnh đã qua sử dụng ở khoảng tiền này, nhưng nếu cậu muốn thì cậu có thể mua được một chiếc entry-level mới mà vẫn còn dư để mua thêm lens.
• 1000$+
– Ở khoảng này thì tớ sẽ khuyến khích mua máy ảnh mới và rẻ, còn lại dành tiền để mua lens
*Leica và Hasselblad sản xuất những những máy ảnh rất đặc biệt. Leica làm ra những camera có rangefinder, thứ đặc biệt cần thiết với nhiếp ảnh đường phố và báo chí, nhưng lại không có tịnh năng lấy nét tự động. Hassleblad làm ra những máy medium-format, cho phép đạt được những hình ảnh với độ chi tiết rất cao, tuy nhiên lạ rất đắt đỏ.
Ô sờ kê, thế còn lens thì sao?
Đây là đoạn mà nhiếp ảnh trở nên thú vị (và tốn kém). Lens thường phân thành 3 loại chính: lens góc rộng (tiêu cự ngắn, góc nhìn rộng, thường để chụp phong cảnh và kiến trúc); lens tiêu chuẩn (tiêu cự trung bình, góc nhìn trung bình, thường để chụp đường phố, cơ mà chụp cái gì cũng được, one-for-all) và lens tele (tiêu cự dài, góc nhìn hẹp, phù hợp chụp chân dung và thiên nhiên). Nếu bạn không có tiền và muốn có một em hàng để chơi mọi tư thế thì.. đó là lý do lens kit 18-55mm được sinh ra mà đúng không? [Trans: nếu chọn 1 em duy nhất thì tớ recommend em 50mm f/1.8 hơn, ngon-bổ-rẻ]
– Cơ mà lens kit không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn tốt nhất đâu. Ngoài cách phân loại trên thì lens còn chia thành 2 loại: lens prime (tiêu cự cố định) và lens zoom (có thể điều chỉnh được tiêu cự). Gần như 100% tất cả máy ảnh compact đều được trang bị lens zoom. Tuy nhiên, với những máy ảnh có thể thay đổi được lens như DSLR thì lens prime cho ra ảnh với độ sắc nét cao hơn ở mức giá rẻ hơn lens zoom, đặc biệt là xử lý thiếu sáng tốt hơn lens zoom nhiều, nên nếu không ngại zoom BẰNG CHÂN một xíu thì rõ ràng lens prime là một sự lựa chọn rất đáng để cân nhắc đúng không nào các bé?
Tớ còn nên mua gì nữa không?
– Có chớ, đã kêu đây là cái thú vui đốt tiền tao nhã mà hổng có nghe hả!! Tớ sẽ không đi quá sâu vào phụ kiện vì chỉ với một cú lướt trên amazon là cậu có thể nắm được nhiều hơn cái đống tớ phải viết về phụ kiện trên cái bài này rồi nên là.. tự đi tìm hiểu đi nhá. Cơ mà sau đây là một số thứ “khá là thiết yếu” mà cậu nên đầu tư càng sớm càng tốt nhé:
• Thẻ SD:
Ủa không có thẻ thì chụp xong save vô bánh mì Doraemon hả? Thường thì khi mua máy cậu sẽ có sẵn ít nhất một chiếc thẻ SD đi kèm máy rồi, cơ mà cũng có trường hợp cậu sẽ không có đâu nên là mua vài cái đi nhé. Một điều nữa là đừng có quên backup đấy, chứ không cả một buổi đi chụp về lúc không thấy thẻ đâu thì sao? – thì ôn lằn chứ còn sao nữa
• Một (vài) viên pin:
Để làm gì á? Đang đi chụp hết pin thì cắm vào lỗ mũi sạc à? Đi mua thêm vài viên đi ô sờ kê? Bài dài quá rồi mỏi tay quá huhu.
• Tripod:
Cái này để giữ máy ảnh của bạn chắc hơn khi cầm tay, well, rõ ràng rồi.
• Flash:
Thường thì các máy DSLR hiện này đều có flash tích hợp trong máy rồi, cơ mà so với flash xịn thì như kiểu hàng 7cm với 18cm ấy, dùng flash xịn nó “sung sướng” hơn hẳn luôn. Đáng tiền, nên mua.
Một số link hữu dụng:
– Digital Photography Review: Site này có nhiều bài review chi tiết về máy ảnh lắm
– Snapsort: Site này hay có mấy bài so sánh khá chi tiết
– LensHero: lên site này nhập tên camera vào và nó sẽ tìm ra những lens phù hợp nhất dựa trên giá tiền và độ tương thích.
Nguồn: Long Giang | Reddit Việt Nam
Hiền Hiền Tổng hợp