12 Mẹo giúp newbie chụp ảnh phong cảnh tuyệt đẹp như nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Rate this post

Dù bạn là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay chỉ vừa mới bắt đầu, thì tất cả những tấm ảnh chụp phong cảnh tuyệt phẩm mà các bạn đã được chiêm ngưỡng thực ra đều có vài điểm chung đấy. Và thực tế là đôi khi những tấm ảnh phong cảnh tuyệt vời không chỉ đến từ kỹ năng nhìn nhận, cách sắp xếp bố cục ảnh của bạn mà còn một phần là do Mẹ thiên nhiên nữa đấy! Nhưng bạn có gặp phải thời tiết gì, thì cũng có vô vàn cơ hội để chụp được những tấm ảnh phong cảnh mãn nhãn!

>>Tổng hợp các trang về Kiến Thức mới nhất 2020

Sau đây là một vài mẹo có thể giúp bạn cải thiện khả năng chụp phong cảnh của mình, cùng xem nhé!!

1. Địa điểm, địa điểm, địa điểm!!!!!

Nguồn ảnh: Hung Q. Nguyen | RDVN

Những việc quan trọng luôn phải nói 3 lần. Và việc chụp ảnh phong cảnh có đẹp hay không là phụ thuộc khá nhiều vào địa điểm mà bạn muốn chụp ảnh. Vì nó là phần tạo nên những bước nhảy cho những gì bạn sẽ thực hiện mà. Bạn luôn nên có một ý tưởng rõ ràng về việc bạn định đi chụp ở đâu, và vào khoảng thời gian nào trong ngày để có thể chụp được những tấm ảnh đẹp nhất. Học cách đọc bản đồ đi! Và hiểu rõ cách bạn có thể tận dụng nó để tìm được địa điểm chụp ưng ý. Bằng cách lên kế hoạch rõ ràng, bạn sẽ tối đa hóa được thời gian của bạn, và đảm bảo rằng không chỉ đến được địa điểm chụp an toàn mà còn kịp quay về trước khi trời tối.

2. Hãy kiên nhẫn!

“Canh mãi để chụp cảnh này nhưng vẫn chưa ưng lắm vị trí của đoàn tàu” – Nguồn ảnh: Mềm Mềm | RDVN

Đừng ngạc nhiên về số lần những yếu tố bên ngoài có thể làm hỏng tấm ảnh thiên nhiên hoàn hảo của bạn nhé. Vì chụp phong cảnh yêu cầu sự kiên nhẫn, hãy chờ đợi những đám mây đám ghét trôi qua để ánh mặt trời soi rọi khung cảnh tuyệt mỹ trên tấm ảnh của bạn! Chìa khóa để thành công đó chính là chuẩn bị đủ thời gian để đợi thời khắc hoàn hảo nếu cần thiết. Và việc tính toán trước những gì có thể xảy ra sẽ giúp bạn rất rất nhiều đấy! Nên là trước khi đi thì hãy tính toán để cố gắng tối đa hóa cơ hội gặp được thời tiết thuận lợi nhé!

xem thêm: Hướng dẫn cài win 10 fall creator iso mới nhất năm 2020

3. Đừng có lười!

Nguồn ảnh: Thiên Sơn Hồ – Reddit VN

Một trong những lý do khiến chúng ta cảm thấy choáng ngợp bởi những bức ảnh thiên nhiên hùng vĩ là vì những bức ảnh đó được chụp những địa điểm chúng ta chưa từng đặt chân đến ở những góc độ mà chúng ta chưa từng được thấy. Một bức ảnh được chụp từ tận trên đỉnh núi cần rất nhiều thời gian và công sức để chụp được, ở một góc nhìn mà không phải ai cũng có thể thấy được. Nên là đừng có dựa dẫm vào mấy cái địa điểm dễ tiếp cận mà ai cũng dễ dàng đến và thấy được. Thay vào đó thì hãy nhấc mông lên và đi tìm những địa điểm/góc nhìn thú vị, kể cả cho dù nó có khó khăn để tới được!

4. Hãy sử dụng nguồn sáng tốt nhất!

Nguồn ảnh: Cao Đức Hiếu | RDVN

Ánh sáng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong bất kì phạm trù nào của nhiếp ảnh, nhưng trong việc chụp phong cảnh thì nó còn quan trọng hơn! Không cần biết địa điểm chụp có tuyệt như thế nào , nếu ánh sáng không tôn lên được vẻ đẹp của cảnh vật thì tất cả sẽ chả có ý nghĩa thì hết và bạn sẽ không thể có được một tấm ảnh đẹp. Ánh sáng thuận lợi nhất để chụp phong cảnh là vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, còn vào giữa trưa thì sẽ cho bạn những ánh sáng gắt nhất trong ngày.

xem thêm: Hướng dẫn cài đặt đế chế 2 mới nhất 2020

Nguồn ảnh: Lê Phương | RDVN

Nhưng một phần của việc chụp phong cảnh đó là việc tùy cơ ứng biến, thích nghi và đối phó với bất kì điều kiện ánh sáng nào, và chắc chắn là bạn vẫn có thể chụp được những bức ảnh phong cảnh đẹp kể cả vào những ngày âm u nhiều mây! Bí quyết là hãy sử dụng tất cả ánh sáng có thể, và thể hiện được cái nhìn và cảm giác qua bức ảnh!

5. Mang theo một chiếc Tripod

Nguồn ảnh: Nhất Nguyễn | RDVN

Đơn giản là, nếu bạn muốn chụp được những tấm ảnh đẹp nhất, trong khoảng thời gian phù hợp nhất, ở chất lượng cao nhất, thì tripod là một thiết bị tối quan trọng, Chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng (ví dụ như sáng sớm và chiều muộn) sẽ cần tăng thêm ISO nếu bạn không mang theo tripod, đồng nghĩa với việc tăng độ noise của hình ảnh. Nếu bạn muốn chụp ảnh với tốc thấp hoặc phơi sáng lâu (ví dụ như để làm mượt chuyển động của mây, dòng nước,..) thì hãy sử dụng tripod nếu không ảnh của bạn sẽ bị mờ vì tay bạn sẽ không giữ máy đủ chắc đâu!

6. Tối đa hóa độ sâu trường ảnh

“Lấy nét 1/2.8 luôn để tạo background mờ này” – Nguyễn Quốc Cường | RDVN

Lựa chọn độ sâu trường ảnh là một phần quan trọng trong nhiếp ảnh phong cảnh. Thường thi ảnh phong cảnh yêu cầu đa số mọi chủ thể trong ảnh đều phải sắc nét (cả Foregound và background) nên bạn sẽ cần độ sâu trường ảnh lớn hơn so với việc chụp chân dung ai đó. Nhưng một độ sâu trường ảnh nông cũng có thể trở thành một công cụ mạnh mẽ nếu được sử dụng đúng và sáng tạo đấy nhé! Vì nó có thể tách biệt một/vài chủ thể nhất định có độ sắc nét, còn phần còn lại của bức ảnh bị mờ đi, tạo nên độ hút cho bức ảnh.

Để bắt đầu, nếu bạn muốn đạt được độ sắc nét tối đa cho toàn bộ chủ thể trong ảnh thì hay chuyển sang chế độ Ưu tiên Khẩu độ (A hoặc Av), rồi bắt đầu điều chỉnh khẩu độ, bắt đầu từ f/8 lên cao dần cho đến khi đạt được tấm ảnh mong muốn.

xem thêm: Hướng dẫn cài đặt videoscribe full crack mới nhất năm 2020

7. Hãy suy nghĩ về việc sắp đặt bố cục

Nguồn ảnh: Nha Uyen | RDVN

Bạn sẽ muốn sắp đặt bố cục càng chuẩn xác càng tốt để không bị quá dựa vào việc chỉnh sửa ảnh sau khi chụp. Nếu khung cảnh nhìn không được ổn lắm khi bạn ngắm qua viewfinder, thì nó lên ảnh cũng sẽ không ổn đâu. Có một vài kỹ thuật có thể áp dụng trong điều chỉnh bố cục (ví dụ như Quy luật 1/3), nhưng hãy cố gắng để tự đánh giá bố cục và phân tích trong đầu nhanh chóng. Càng tập luyện thì kỹ năng này sẽ càng trở nên tự nhiên, quan trọng là hãy thật bình tĩnh nhé!

8. Sử dụng filter Neutral Density (ND) và Polarizing!

Đây sẽ là hai loại filter tối quan trọng cho những nhiếp ảnh gia phong cảnh. Thường thì bạn sẽ cần điều khiển ánh sáng, thậm chí là làm gia tăng thêm những yếu tố ngoại cảnh.

Nguồn ảnh: Hung Q. Nguyen | RDVN

Ví dụ như bạn đang chụp ảnh có dòng nước chảy, và nhận được những hình ảnh phản chiếu không mong muốn từ ánh sáng mặt trời, thì filter polarizing có thể xử lý được những hình ảnh phản chiếu đó đồng thời cũng làm tăng cường độ màu green và blue. Nhưng hãy nhớ rằng filter polarizing có tác dụng rất ít hoặc vô tác dụng nếu bạn hướng máy thẳng vào mặt trời, hoặc mặt trời ở chính xác đằng sau của bạn. Nên để đạt hiệu quả tốt nhất thì hãy đặt máy ở góc 45° và 90° so với mặt trời nhé!

Nguồn ảnh: Vũ Đức | RDVN

Một trong những thử thách lớn nhất của nhiếp ảnh phong cảnh đó chỉnh là lấy được độ cân bằng độ exposure giữa foreground (thường sẽ tối hơn) và bầu trời (thường sẽ sáng hơn). Và việc sử dụng filter ND sẽ bù đắp bằng cách khiến cho bầu trời tối hơn và foreground sáng hơn. Việc này có thể được làm bằng công cụ chỉnh sửa ảnh như Lightroom nhưng hãy cố gắng để có chất lượng ảnh chưa qua chỉnh sửa tốt nhất có thể!

9. Hãy sử dụng Histogram:

Histogram là một công cụ cực kì cần thiết trong nhiếp ảnh mà bạn nên học cách đọc và ứng dụng nó để cải thiện kỹ năng chụp của mình. Histogram là một biểu đồ thể hiện sự phân chia các tone màu trong tấm ảnh của bạn. Phần bên trái của của biểu đồ thể hiện những tone màu tối trong khi phần bên phải đại diện cho những tone màu sáng.

Nguồn ảnh: Đình Nam | RDVN

Ngay lập tức, bạn có thể nhận ra ảnh của bạn quá tối hoặc quá sáng nếu biểu đồ nghiêng về một bên (ảnh bị overexposed hoặc underexposed). Điều này chưa chắc đã là xấu, và một số ảnh overexposed hay underexposed đều rất đẹp. Nhưng nếu bạn thấy biểu đồ của bạn bị thừa ra ở 2 phần đầu của biểu đồ, tức ảnh của bạn có những phần bị mất chi tiết (màu đen hoàn toàn nếu bị thừa ra ở đầu bên trái và màu trắng hoàn toàn nếu bị thừa ra ở đầu bên phải). Đây sẽ là điều bạn nên tránh, và bằng việc nhìn vào histogram, bạn có thể tìm ra cách sửa bằng việc thay đổi vị trí bố cục hoặc bù exposure.

10. Đừng bao giờ hài lòng!

Đây sẽ là tôn chỉ cho bất kì mảng nào của nhiếp ảnh. Không quan trọng là bạn chụp cái gì, nếu bạn có thể chụp được những tấm đẹp hơn nữa, thì hãy làm thế! Nhưng thường do nhiếp ảnh phong cảnh tiêu tốn rất nhiều thời gian và nỗ lực, người ta thường hay có xu hướng nhanh hài lòng về tấm ảnh của mình hơn là muốn cố gắng chụp thêm những tấm đẹp hơn. Nhiếp ảnh là luôn cố gắng lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất, ở thời điểm tốt nhất, bằng cách tốt nhất có thể mặc cho nếu điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải ngồi đợi hoặc quay lại sau!

11. Để ảnh ở định dạng RAW

Đơn giản là nếu camera của bạn có thể thì tớ khuyến khích luôn sử dụng định dạng RAW cho hình ảnh. Định dạng này chứa nhiều thông tin và chi tiết hơn, và cho khả năng hậu kì tốt hơn mà không làm giảm quá nhiều chất lượng ảnh. Và nhớ rằng bạn có thể save ảnh định dạng RAW ở bất kì format nào, nhưng ảnh JPEG thì không, nên nếu ảnh gốc được chụp bằng định dạng JPEG thì bạn sẽ bị giới hạn bởi chất lượng hình ảnh đấy!

12. Trải nghiệm!

Hầu hết những kĩ thuật và quy luật nhiếp ảnh đều đến từ những trải nghiệm của các nhiếp ảnh gia. Nhiếp ảnh điện tử có nghĩa là không phí phạm (và tốn kém), nên thỉnh thoảng hãy cứ lách luật và sáng tạo nhé. Kể cả khi đa số những tấm ảnh đó sẽ rất xấu, nhưng hãy cứ tiếp tục đào và biết đâu bạn sẽ tìm thấy kim cương!

Nguồn ảnh: Hồ Công Nghĩa | RDVN

Nhiếp ảnh phong cảnh là một thể loại mà rất nhiều người bao gồm cả nghiệp dư và chuyên nghiệp tìm đến. Bằng việc chăm chỉ, luyện tập và sự kiên nhẫn thì chắc chắn bạn sẽ sở hữu cho mình những tấm ảnh phong cảnh tuyệt mỹ!

Nguồn: Long Giang | Reddit Việt Nam

Hiền Hiền Tổng hợp

Xem thêm:
5 phương pháp tăng cường hiệu suất công việc hiệu quả hơn.

những cách giúp bạn để dành tiền lương đến cuối tháng

Scroll to Top